Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

‘Rước tật’ vì dùng thuốc Nam trị xoang sai cách

(12:09:12 PM 30/05/2014)
(Tin Môi Trường) - Với tâm lý dùng thuốc Nam không bổ đầu cũng bổ chân”, nhiều người mắc xoang thậm chí còn rước thêm bệnh khi sử dụng một cách “liều lĩnh”, không quan tâm tới thành phần, không tuân thủ chế độ kiêng khem cũng như vệ sinh khoang mũi sai cách.

Những sai lầm thường gặp


Nhiều người quan niệm đã là thuốc Nam thì ít khi nào có hại, “không bổ đầu cũng bổ chân”. Do đó, khi mắc bệnh, người bệnh thường tìm đến các cơ sở điều trị bằng thuốc Nam để mua thuốc mà ít khi để ý tới thành phấn, xuất xứ của chúng. 


Không ít trường hợp bị dị ứng do thuốc không phù hợp, không được bảo quản tốt hoặc do khâu xử lý không đạt chuẩn. Điều này dẫn đến hậu quả “tiền mất tật mang”, bệnh không những không khỏi mà còn mắc thêm các bệnh khác. 


Sai lầm tiếp đến thường gặp là sự nóng vội, muốn bệnh khỏi ngay trong một thời gian ngắn của không ít người bệnh. Thuốc Nam không tác dụng nhanh chóng và tức thì như thuốc Tây nên để lành bệnh cần có thời gian. Nhiều bệnh chỉ sử dụng được 2 đến 3 tuần chưa thấy đỡ đã tự ý bỏ hoặc tìm đến các loại thuốc khác. 


Cùng với sự thiếu kiên trì, quên uống thuốc, uống không đúng với hướng dẫn sử dụng hoặc đơn kê cũng là những lỗi thường gặp của người bệnh. Việc sử dụng thuốc không đều đặn hoặc dồn thuốc của ngày quên uống vào ngày hôm sau sẽ không phát huy được tác dụng mà còn có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.


Hơn nữa, trong và sau quá trình điều trị có rất ít người bệnh ý thức được việc giữ gìn vệ sinh khoang mũi cũng như kiêng một số loại đồ ăn không tốt cho bệnh như các loại đồ cay, đồ lạnh, các chất kích thích (rượu, bia, cafe...). Do đó, những trường hợp này thường phải điều trị trong thời gian lâu hơn và nguy cơ tái phát cũng cao hơn.

 


 

Dùng thuốc Nam thông minh


Để tránh dị ứng do thuốc kém chất lượng, người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm viên nang của các nhà sản xuất đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, kiểm nghiệm khắt khe ở mức quốc tế bao gồm GMP - WHO (thực hành sản xuất thuốc tốt); GLP (thực hành tốt phòng thí nghiệm) và GSP (Thực hành tốt bào quản thuốc)…


Do điều trị từ căn nguyên của bệnh, nên thuốc Nam cũng có khả năng trị bệnh nếu được dùng đúng cách và đủ liệu lượng. Đối với bệnh viêm xoang, mỗi đợt điều trị bằng thuốc Nam cần kéo dài từ 3 - 6 tháng tùy tình trạng nặng, nhẹ của bệnh. Trong thời gian này, người bệnh phải dùng thuốc đều đặn đến khi dứt hẳn bệnh mới dừng lại hoặc duy trì dùng liều phòng ngừa (tức uống liều bằng ½ liều cũ). 


Ngoài ra, để tăng hiệu quả phòng trị viêm xoang, song song với “uống trong” nên kết hợp “chữa ngoài” bằng cách sử dụng thuốc xịt thảo dược. Bên cạnh tác dụng rửa, vệ sinh khoang mũi, thuốc xịt thảo dược còn chứa các hoạt chất kháng viêm hỗ trợ rất tốt cho thuốc uống.


Nếu gặp hiện tượng “công thuốc” (đau tăng nặng, ra nhiều dịch mủ) trong khoảng 1 đến 3 tuần đầu, người bệnh không nên lo lắng hay bỏ thuốc bởi “công thuốc” chỉ là biểu hiện cụ thể rõ ràng về việc thuốc đang có tác dụng tốt trong việc loại trừ dịch nhầy, vi khuẩn ra khỏi cơ thể, điều trị tận gốc bệnh xoang. 


Lúc này, bệnh nhân có thể uống thuốc tây để giảm đau từ 3 - 5 ngày. Sau khi đỡ, tiếp tục sử dụng thuốc Nam. Qua giai đoạn công thuốc, các triệu trứng sẽ giảm dần và hết hẳn. 


Đối với những bệnh nhân đã khỏi bệnh vẫn nên giữ vệ sinh mũi họng, tránh tiếp xúc bụi, khói; hạn chế dùng các loại thực phẩm có chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ; nên giữ ấm vùng cổ, ngực, mũi để tránh tái phát.

Anh Vũ