Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Nhắc đến quảng cáo thời trang, giới mộ điệu thường nghĩ tới các người mẫu quyến rũ trong những bộ cánh đẹp. Tuy nhiên, nắm bắt được rằng thị hiếu luôn bị hấp dẫn bởi sự mới lạ nên các thương hiệu không ngừng sáng tạo. Một trong những bí quyết quảng cáo hiệu quả là đánh mạnh vào thị giác, khiến người xem nhớ mãi, đôi khi dẫn đến phản cảm. Đặc biệt là việc lạm dụng chủ nghĩa sexy quá đà, “đè bẹp” cả giá trị của thiết kế.
Dưới đây là một số thương hiệu từng tạo scandal ồn ào làng mốt với các chiêu trò quảng cáo táo bạo.
Nhà thiết kế Yves Saint Laurent tự nude
Đây là thương hiệu đầu tiên phải kể đến trong lịch sử các quảng cáo thời trang gây sốc. Vào năm 1971, nhà thiết kế người Pháp cho ra mắt sản phẩm nước hoa Pour Homme. Ông đã thực hiện một bước đi táo bạo bằng cách chọn chính mình là người mẫu quảng cáo và nude hoàn toàn dưới ống kính của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Jeanloup Sieff.
Dù rằng hình ảnh khỏa thân này khá nghệ thuật, không quá sốc như thời nay, nhưng “Hoàng tử nhỏ của làng thời trang” với vóc dáng mảnh khảnh đã làm sửng sốt tất cả nhà phê bình ở thời điểm đó. Chưa kể, đây là lần đầu tiên một nhà thiết kế thời trang làm nhân vật chính trong chiến dịch quảng cáo của mình.
Calvin Klein nóng bỏng và thác loạn
Thương hiệu Calvin Klein đã không còn xa lạ với các quảng cáo gây tranh cãi. Hãng này thậm chí được mệnh danh là “thương hiệu gợi tình” với những bộ ảnh khiến người xem nóng mắt, kích thích khiêu dâm hơn là để ý tới mẫu jeans của họ, thậm chí sử dụng trẻ em chưa đủ 18 tuổi để làm mẫu.
Siêu mẫu Kate Moss từng tâm sự trên tạp chí Vanity Fair rằng đã bị hoảng loạn tinh thần và cảm thấy tủi nhục khi chụp ảnh sex quá sớm. Calvin Klein thuê cô chụp quảng cáo vào năm 1990 khi cô mới 16 tuổi. Cô nói, hãy nhìn một đứa trẻ 16 tuổi và yêu cầu nó cởi quần áo thì sẽ thấy kỳ cục thế nào. Nhưng họ nói nếu tôi không làm thì sẽ không bao giờ thuê tôi thêm một lần nào nữa”. Cô đã chạy vào nhà vệ sinh và khóc, sau đó đi ra và làm điều đó nhưng vẫn cảm thấy thực sự tồi tệ khi phải ngồi dạng chân trên một người đàn ông, không ai quan tâm tới cảm xúc của cô. Hai tuần sau đó chân dài giam mình trong phòng và tưởng như có thể chết đi.
Tiếp sau đó, một loạt chiến dịch quảng cáo khác của hãng này vẫn đặt “sex” làm một đặc trưng và vấp phải sự phản đối. Đội ngũ 10 người mẫu nam nữ cùng tham gia quảng cáo cho Calvin Klein năm 2008, gồm nhiều chân dài người mẫu danh tiếng như Natasha Poly, Anna Maria Jagodzinska, Anna Selezneva… Những hình ảnh với các tư thế gợi tình, thác loạn giống như sex tập thể trông phù hợp hơn với một bộ phim 18+ chứ không phải quảng bá thiết kế thời trang.
Calvin Klein lại phải đối mặt với làn sóng lên án kịch liệt của người xem về những hình ảnh quảng cáo jeans năm 2010. Thậm chí, quảng cáo bị cấm tại Australia vì cho là bạo lực và gợi dục. Nhân vật nữ chính là chân dài Lara Stone trong trang phục gần như khỏa thân vói những người mẫu nam vây quanh, khiến người xem liên tưởng đến sự bạo hành, thậm chí cho rằng quảng cáo cổ vũ cho nạn bạo hành và hiếp dâm.
Tom Ford mang sex vào quảng cáo Gucci
Nhà thiết kế Tom Ford nổi tiếng trong việc sử dụng những hình ảnh tình dục trắng trợn vào trong các chiến dịch quảng cáo của mình. Từ năm 1990 ông gia nhập Gucci khi hãng này đang ở giai đoạn khủng hoảng, cái thời mà “không ai mơ tới đồ hiệu Gucci”, phải tìm kiếm nhân tài khắp nơi. Năm 1994, Tom Ford được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo. Ông bắt tay cùng nhiếp ảnh gia huyền thoại Mario Testino cho ra đời những chiến dịch quảng cáo mới lạ, đặt nặng vào chữ "sex".
Bức ảnh sự tham gia của người mẫu đắt giá Carmen Cass trở thành đề tài gây tranh cãi làng mốt vì gợi dục với chữ G ở nơi nhạy cảm, khiến quảng cáo này bị cấm vận khắp nơi.
Chiến dịch quảng cáo của nhà thiết kế nổi tiếng cho sản phẩm nước hoa Opium năm 2010 hay nước hoa Tom Ford For Men cũng là những quảng cáo bị chỉ trích nhiều nhất trong lịch sử.
Benetton mang AIDS, tôn giáo, chính trị vào quảng cáo
Vào những năm 1980 khi người người đứng đầu của Benetton đã cho nhiếp ảnh gia Oliviero Toscani toàn quyền tự do với các chiến dịch tiếp thị của hãng. Toscani sử dụng các ý tưởng khác nhau từ bất kỳ thương hiệu thời trang nào bằng cách sử dụng các hình ảnh trực quan, tác động vào người xem, thậm chí không liên quan một chút gì đến thời trang. Các quảng cáo này xa rời sản phẩm mà mối liên hệ duy nhất là biểu tượng ở các góc của bức hình.
Căn bệnh AIDS với sự lây lan và chết chóc từng được nhiếp ảnh gia này khai thác trong chiến dịch tiếp thị thời trang. Nếu tham gia một cuộc thi ảnh, Toscani sẽ được đánh giá cao, còn quảng cáo sản phẩm thời trang thì không.
Tiếp đến, hàng Benetton nhận được lời đe dọa từ tòa thánh Vatican vào năm 2011 khi họ tung ra hình ảnh của Đức Giáo Hoàng Benedict hôn hít lãnh tụ Hồi giáo Sheik Ahmed el- Tayeb như một phần của chiến dịch UnHate, rồi cảnh Tổng thống Mỹ Obama hôn tổng thống Venezuela Hugo Chavez gây không ít người choáng váng...
Chiến lược của Benetton đã bị chỉ trích nhiều lần về sự gây sốc, nhưng đồng thời nó đã được ca ngợi khi dành nhiều quan tâm tới những vấn đề xã hội, môi trường và chính trị quan trọng.
American Apparel dung tục
Là hãng thời trang bình dân, chiếm được cảm tình của giới trẻ nhưng American Apparel không ngừng gây tai tiếng với các quảng cáo phản cảm, từ việc dùng người mẫu 62 tuổi diện nội y hay cô gái Hồi giáo mặc jeans, để ngực trần, những poster quảng cáo gợi dục.
Để đánh đến đối tượng khách hàng chính là người trẻ, hãng này đã thuê các cô gái dưới 16 tuổi để chụp ảnh sexy và gặp không ít rắc rối với cơ quan pháp luật, từng bị phạt vì tội danh "lạm dụng sức lao động và nhân phẩm trẻ vị thành niên".
Đầu năm nay, American Apparel thu hút sự chú ý đặc biệt khi dùng chiêu mới: trưng bày ma-nơ-canh lộ rõ đầu ngực và phần lông nhạy cảm khi diện đồ lót trắng trong cửa hàng lớn tại New York. Người xem không khói cảm thấy bội thực với những quảng cáo “bẩn” của hãng này. Vì vậy, hãng này cũng có nguy cơ bị “xóa sổ” vì những hình ảnh tai hại gửi đến giới trẻ.
Cùng xem lại một số chiêu trò quảng cáo gây sốc của các hãng thời trang:
Hình ảnh của hai cô người mẫu này gợi cảm hút thuốc phiện khiến thương hiệu Sisely bị chỉ trích nặng nề vào năm 2007. Trước đó năm 2001, cảnh một chân dài ngồi bên con bò hứng sữa, mắt nhắm đê mê, sữa chảy tung tóe từ miệng làm nhiều người thấy kinh tởm.
Hãng Jours Après Lunes dùng mẫu nhí để quảng cáo nội y, vấp phải sự phản đối của các tổ chức bảo vệ quyền trẻ em và các phụ huynh.
Đụng chạm tới chính trị luôn phải hết sức thận trọng. Thương hiệu Palermo đã bạo gan sử dụng hình ảnh nhân vật lịch sử thế kỷ 20 Adolf Hitler mặc áo hồng và bị gỡ bỏ ngay sau đó.
Quảng cáo đồ lót trên tạp chí Sports Illustraded năm ngoái được cho là phân biệt chủng tộc, bôi nhọ văn hóa.
Thương hiệu Diesel năm 2006 với hình ảnh người đàn ông trần như nhộng vác 3 người phụ nữ trên mình quá sexy.
Quảng cáo Emanuel Ungaro năm 2002 bị chỉ trích khắp nơi, chỉ có Vogue Mỹ đăng
Chiến dịch quảng cáo nước hoa năm 2011 của Marc Jacobs lấy hình ảnh mẫu teen Dakota Fanning kẹp chai nước hoa vào giữa đùi bị cấm vận.
Hãng Donna Karen bị lên án kỳ thị người da màu khi để họ làm nền cho người mẫu.
The Lake & Stars dùng hai mẹ con ở ngoài đời để làm mẫu nhưng hình ảnh của họ gợi liên tưởng mối quan hệ đồng tính nữ, sự loạn luân.