Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Bệnh chủ yếu tại các tỉnh thành phía nam như Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, TP HCM...
Tại TP HCM, ghi nhận của PV tại các bệnh viện nhi và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới từ giữa tháng 6 đến những ngày đầu tháng 7 cho thấy, số ca mắc bệnh có chiều hướng tăng 50-70 phần trăm so với những tuần trước đó. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao phải cấp cứu.
TS Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng&Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, sốt xuất huyết gia tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có sự thay đổi khí hậu. Trên toàn cầu từ năm 2000 đến 2007 số bệnh nhân đã tăng bốn lần so với giai đoạn 1980-1989. Bên cạnh đó, tập quán trữ nước trong các bể hở là yếu tố làm gia tăng quần thể muỗi truyền bệnh và gia tăng nguy cơ xảy ra dịch lớn tại các địa phương này…
Trước tình hình đó, Bộ Y tế khuyến cáo, mùa mưa là thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của đàn muỗi truyền bệnh, người dân cần chủ động diệt muỗi ở gia đình và cộng đồng, thu gom phế thải, loại bỏ các vật chứa nước như vỏ dừa, lốp xe hỏng, thường xuyên thau rửa dụng cụ chứa nước…
Đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM khuyến cáo, ngoài việc diệt ổ lăng quăng, diệt muỗi, ngủ màn để ngăn muỗi đốt, người dân cần chú ý hơn với những triệu chứng bệnh như nóng, sốt. Khi sốt kéo dài hơn hai ngày, nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
(Theo Thiên Chương - Nam Phương/VnExpress)