Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
TS Phạm Thế Anh (Ảnh TTO)
TS Phạm Thế Anh - trưởng bộ môn kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội cho biết trên báo Tuổi trẻ. Cũng theo TS Phạm Thế Anh, hiện nay nợ công đã lên đến khoảng 90 tỉ USD. Quốc hội cũng đã đặt ra “ngưỡng an toàn” hay “giới hạn đỏ” về nợ công (65% GDP), tuy nhiên với việc thâm hụt ngân sách và đầu tư như hiện nay, chúng ta sớm muộn gì cũng sẽ tiến tới “giới hạn đỏ”. Đó là chưa kể nếu gộp cả nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì chúng ta đã vượt “giới hạn đỏ”.
TS Phạm Thế Anh tính toán, với 45 tỉ USD Việt Nam vay trong nước với lãi suất trung bình 10%/năm thì mỗi năm Việt Nam phải bỏ ra khoảng 4-5 tỉ USD trả lãi. Khoảng 45 tỉ USD vay nước ngoài, lãi suất trung bình 2,5%/năm thì mỗi năm cần trên 1 tỉ USD nữa trả lãi. Như vậy, chưa tính trả gốc, riêng tiền trả lãi trung bình đã cần khoảng 6 tỉ USD/năm.
Trong khi đó, mức nợ công VN công bố chưa bao gồm nợ DNNN và nợ đọng xây dựng cơ bản khi con số nợ đọng xây dựng cơ bản còn hơn 45.000 tỉ đồng, nợ DNNN năm 2013 là hơn 1,6 triệu tỉ đồng, tương đương 80 tỉ USD.
Trên đồng hồ nợ công, nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD
Nợ công VN nếu tính cả nợ DNNN với nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã trên 100% GDP năm 2012, tương đương khoảng 180 tỉ USD. Số nợ này gấp khoảng bốn lần thu ngân sách của VN mỗi năm.
Trong ki đó, lúc 14h ngày 14/4, đồng hồ nợ công thế giới The global debt clock của tạp chí The Economist đã điểm nợ công của Việt Nam vượt con số 80 tỷ USD, với tổng dư nợ cả năm tăng 11,1%, chiếm 47,9% GDP. Tính trên dân số 90,576 triệu người, mỗi người Việt hiện đang gánh trên vai trung bình 891,64 USD, tương đương gần 20 triệu đồng/người.
Chỉ tính từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2014, thống kê từ GDC cho thấy, nợ công Việt Nam đã tăng thêm tới 9,887 tỷ USD, tương đương trung bình gần 700 triệu USD/tháng, tăng thêm gần 100 USD/người.
Trả lời báo chí trước đó, chuyên gia kinh tế TS. Vũ Đình Ánh cho biết, câu chuyện về nợ công hiện tại đang là một vấn đề rất lớn, không rõ trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Bộ tài chính với tư cách cơ quan quản lý nợ công hay của Ngân hàng nhà nước là cơ quan gần như chuyên đi ký để vay nợ công, đó là vấn đề sử dụng nợ công.