Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Thư kêu gọi hủy bỏ các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông

(20:47:44 PM 03/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhân Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) tổ chức tại Việt Nam, Liên minh Cứu sông Mê Kông (Save the Mekong Coaltion) đã viết thư này bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với tình trạng hiện tại của dòng Mê Kông dưới tác động của các dự án thủy điện đang và đã được lên kế hoạch xây dựng. Tin Môi Trường xin giới thiệu toàn văn nội dung thư

 

Thư kêu gọi hủy bỏ các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông

 

Ngày 03 tháng 04 năm 2014 

 

Thư kêu gọi hủy bỏ các đập thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông  

 

Kính thưa Ngài Hun Sen, Thủ tướng Vương quốc Campuchia,

 

Kính thưa Ngài Thongsing Thammavong, Thủ tướng CHDCND Lào,

 

Kính thưa Ngài Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CHXHCN Việt Nam,

 

Kính thưa Bà Yingluck Shinnawatra, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan,

 

Nhân Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai của Ủy hội sông Mê Kông (MRC), Liên minh Cứu sông Mê Kông (Save the Mekong Coaltion) xin được viết thư này bày tỏ mối quan ngại sâu sắc của chúng tôi đối với tình trạng hiện tại của dòng Mê Kông dưới tác động của các dự án thủy điện đang và đã được lên kế hoạch xây dựng, cũng như với sự thất bại của hợp tác khu vực trong quá trình ra quyết định đối với vấn đề phát triển thủy điện trên dòng chính Mê Kông.

 

Chúng tôi tin rằng, tình trạng xây dựng đập thủy điện ở lưu vực sông Mê Kông hiện nay sẽ làm suy yếu các cam kết và tinh thần của Hiệp định Mê Kông 1995, đặc biệt là các Nguyên tắc Hợp tác mà các bên đã thống nhất “nhằm bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lợi thủy sản… và cân bằng sinh thái của lưu vực sông Mê Kông”.

  

11 con đập dự kiến xây dựng trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông có nguy cơ phá hủy môi trường đa dạng sinh học và hiệu suất kinh tế của dòng sông. Theo Báo cáo Lưu vực Mê Kông năm 2010 của MRC thì các đập trên dòng chính của con sông là “mối đe dọa lớn nhất đối với các vùng đất ngập nước, nguồn lợi thủy sản và sinh kế địa phương hạ lưu Mê Kông”.      

 

Các đập thủy điện này sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sự phong phú, tính đa dạng và mức hiệu suất của nguồn tài nguyên cá trên sông Mê Kông; chặn đứng các tuyến đường di cư quan trọng của cá, gây thiệt hại đáng kể nguồn thủy sản. Nếu tất cả 11 con đập được xây dựng, tổn thất tài nguyên cá ước tính lên tới 550.000 - 880.000 tấn, tương đương 26 - 42% sản lượng hiện tại. Các chuyên gia thủy sản đã khẳng định rằng hiện chưa có công nghệ nào giúp giảm thiểu tác động của những con đập này đối với nghề cá. Tổn thất này do vậy sẽ đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của người dân trên lưu vực.

 

Những xáo trộn về thủy văn và sinh thái do xây dựng các đập trên dòng chính sông Mê Kông sẽ tạo ra những biến đổi không thể phục hồi đối với hệ sinh thái phức tạp của dòng sông, gây ra những tổn thất vĩnh viễn đối với đa dạng sinh học, đồng thời chặn dòng phù sa mầu mỡ tới vùng đồng bằng.

 

Bên cạnh đó, các đập trên dòng chính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cộng đồng sống ven sông, tác động đến lối sống, văn hóa, tinh thần cộng đồng và an ninh lương thực của khoảng 40 triệu người dân vùng hạ lưu vực Mê Kông. Hơn 106.000 người chịu tác động trực tiếp sẽ buộc phải di cư và có thể rơi vào tình cảnh đói nghèo.

 

Sông Mê Kông đã không còn như cách đây bốn năm khi Hội nghị Thượng đỉnh MRC lần đầu tiên diễn ra tại Hủa Hỉn, Thái Lan. Dự án đập đầu tiên trên dòng chính sông Mê Kông - thủy điện Xayaburi - đã được xây dựng bất chấp những tranh cãi trong và ngoài MRC mà không đạt được sự đồng thuận giữa các quốc gia Hạ lưu Mê Kông. Hiện tại, quyết định tương tự về con đập Don Sahong có thể cũng sắp xảy ra. Trong bốn năm qua, MRC đã thất bại trong việc xác định vai trò của mình và trong việc điều phối quá trình ra quyết định một cách công bằng và có trách nhiệm. Tương lai của sông Mê Kông cũng như vai trò MRC hiện tại vì vậy đang là một vấn đề hết sức cấp thiết.

 

Hiệp định Mê Kông 1995 đã công nhận “giá trị vô cùng quan trọng” của Lưu vực sông Mê Kông “đối với tất cả các nước ven sông”. Do đó, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo có những hành động cần thiết để bảo vệ và gìn giữ tương lai của dòng sông Mê Kông.

 

Do những tác động nghiêm trọng của thủy điện trên dòng chính Hạ lưu sông Mê Kông, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo hủy bỏ tất cả các dự án đập trên dòng chính sông Mê Kông, bao gồm việc dừng xây dựng ngay lập tức đập Xayaburi và Don Sahong cũng như các dự án mang lại tác động nghiêm trọng trên dòng nhánh như thủy điện Hạ Sesan 2. Đồng thời, chúng tôi kêu gọi lãnh đạo các quốc gia thành viên MRC thông qua Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai này thảo luận về cơ chế pháp lý nhằm tăng cường hợp tác khu vực, bao gồm việc đánh giá môi trường xuyên biên giới và đối thoại công khai, đặc biệt là lắng nghe tiếng nói của người dân sống dọc lưu vực Mê Kông - những người đã chịu tác động của các dự án thủy điện - về các lựa chọn nhằm chia sẻ tốt hơn những tổn thất và lợi ích của việc phát triển tài nguyên thiên nhiên sông Mê Kông.

 

Kính gửi tới Quý vị lời chào trân trọng nhất!  

 

Kính thư,      

 

Các thành viên của Liên minh Cứu sông Mê Kông (StM)

 
3S Rivers Protection Network (3SPN)

Ashramsrangsok

BothENDS, The Netherlands

Cambodian Human Rights and Development Association (ADHOC)

Cambodian Rural Development Team (CRDT)

Cambodian Volunteers for Society (CVS)

Center for Social Research and Development (CSRD)

Center for Water Resources Conservation and Development (WARECOD)

Community Economy Development (CED)

Community Resource Centre (CRC)

Conservation and Development on Cambodia (CDCam)

Culture and Environment Preservation Association (CEPA)

EarthRights International

EcoSun Cambodia

Enviromental Cooperation and Tourism Organization (CETO)

E-san Human Rights and Peace Information Center

Finnish Asiatic Society

Fisheries Action Coalition Team (FACT)

Green Earth Volunteers

Green Innovation and Development Center (GreenID)

International Rivers

Khmer Farmer’s Association (KFA)

Law and Policy of Sustainable Development Research Center (LPSD)

Living River Siam

Mekong Conservation Group, Loei Province, Thailand

Mekong Energy and Ecology Network (MEE Net)

Mekong Social and Environmental Center for Children Development, Thailand

Mekong Watch

Mekong-Lanna Network for Conservation of Natural Resources and Culture

Mlub Prumvihearthor Center (MPC)

My Village Organization (MVi)

Naming River Basin People Assembly

Network of Community Council in Nong Khai Province, 53 sub-districts, Thailand

Network of Mekong Community Council, 7 Northeastern Provinces, Thailand

Northeast Rural Development Organization (NRD)

Northeastern Citizen Network for Homeland Protection, Thailand

Northeastern Network on Land, Water, Fishery, Forest, and Mining, Thailand

Northern River Basin People Assembly

Northern Thailand River Network

Orphya Institute

Palang Thai

People and Nature Reconciliation (PanNature)

Ponlok Khmer

Rak Chiang Khan Group

Redd-Monitor

Salween Rivers Network

Save the Forest Group, Tambol Sa-eab

Stop Mae Chaem dam and Pha Wing Chu Committee

Sustainable Energy and Justice Working Group, Ubon Ratchathani Province

Takorn Yom Youth Group

Thai Climate Justice Working Group, Mae Hong Son

Thai Water Partnership

The NGO Forum on Cambodia (NGOF)

Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA)

Vietnam Rivers Network

World Rainforest Movement.

TMT giới thiệu