Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tổng Thư ký Ban Ki-moon trồng rừng ngập mặn ngăn nước biển dâng tại đảo Kiribati ( Ảnh: Eskinder Debebe)
Thông qua đó hướng tới mục tiêu hỗ trợ cho chủ đề Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về tiểu đảo diễn ra vào tháng 9 tới và sự cấp bách phải bảo vệ các hải đảo khi phải đối mặt với các rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là vấn đề biến đổi khí hậu.
Quốc đảo là nơi lưu giữ các nền văn hóa và các di sản độc đáo và đa dạng cũng như là nơi có hệ sinh thái, đa dạng sinh học và nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Tuy nhiên, các quốc đảo đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như biến đổi khí hậu, quản lý chất thải, tiêu thụ không bền vững, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, thiên tai khắc nghiệt, là nạn nhân của sự gia tăng ô nhiễm và công nghiệp hóa trên toàn cầu.
Trong đó, biến đổi khí hậu là thách thức hàng đầu, mặc dù các quốc đảo nhỏ chỉ phát thải CO2 hằng năm ít hơn 1% lượng phát thải trên toàn thế giới nhưng họ lại chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và nước biên dâng. Ủy ban Quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC, năm 2007) đã ước tính rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ khiến mực nước biển dâng lên từ 180 - 590 mm vào năm 2100. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy những ước tính trên có khả năng tăng lên ít nhất hai lần.
Tính dễ bị tổn thương do sự biến đổi khí hậu, hạn chế về khả năng phục hồi sau thiên tai và sự đe dọa của đa dạng sinh học độc đáo trên các đảo. Trong 400 năm qua, đã có 724 loài động vật bị tuyệt chủng, khoảng một nửa trong số đó là các loài ở hải đảo, và có ít nhất 90% số loài chim đã tuyệt chủng trong cùng thời gian ở các đảo trên.
Cộng đồng ven biển ở mọi quốc gia sẽ bị đe dọa do lũ lụt và triều cường, trong đó các hải đảo nhỏ là những nơi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhiều quốc đảo với dân cư và các nền văn hóa sẽ bị nước biển nhấn chìm.
Tổng Thư ký LHQ Ban-Ki-moon phát biểu tại sự kiện công bố sự kiện “Trái Đất chính là hòn đảo chung của tất cả chúng ta, vì vậy hãy cùng nhau bảo vệ nó”.
Theo nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), việc chuyển đổi này sẽ tạo cơ hội cho các tiểu quốc đảo quản lý vốn tự nhiên tốt hơn, bảo vệ môi trường, tạo ra các việc làm xanh để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.