Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học biển ở Việt Nam hiện nay?

(12:27:34 PM 02/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học biển thường đi trước một bước nhằm cung cấp các luận cứ khoa học về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên biển, điều kiện môi trường, các qui luật, các quá trình biển và mức độ biến đổi của các yếu tố nói trên,... cho việc hoạch định chính sách, chiến lược và quy hoạch khai thác, sử dụng biển, đảo.

Câu hỏi 90: Hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học biển ở Việt Nam hiện nay?

 

Ảnh minh hoạ: TL


Đáp: Hoạt  động  điều  tra,  nghiên  cứu  khoa  học  biển  thường  đi trước một bước nhằm  cung cấp các  luận cứ khoa học  về các điều kiện  tự nhiên,  tài nguyên biển, điều kiện môi  trường, các qui  luật, các quá trình biển và mức độ biến đổi của các yếu tố nói trên,... cho việc hoạch định chính sách, chiến lược và quy hoạch khai  thác, sử dụng biển, đảo. 


Hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học biển ở nước ta được bắt  đầu  từ  những  năm  22  của  thế  kỷ  XX  trong  khuôn  khổ  các chương trình/dự án hợp tác quốc tế về biển. Trong các năm 1922 - 1945 tàu De Lanessen (Pháp) đã có nhiều cuộc khảo cứu vùng Biển Đông, chủ yếu phục vụ nghề cá. Sau đó chững  lại, đến năm 1959 lại bắt đầu thực hiện Chương trình hợp tác Việt Nam - Trung Quốc điều  tra  tổng hợp vịnh Bắc Bộ, kết  thúc 1965. Cùng  thời gian này (1959 - 1962) hợp tác với Trung Quốc đánh giá về nguồn lợi cá nổi vịnh Bắc Bộ, và các năm 1960 - 1961 hợp tác với Viện Hải dương học và Nghề cá Thái Bình Dương  thuộc Liên Xô  (trước đây) điều tra, đánh giá  trữ  lượng cá đáy vịnh Bắc Bộ. Trong khi đó, ở vùng biển phía Nam và vịnh Thái Lan (1959 - 1961) đã triển khai dự án khảo  cứu  biển  NAGA  hợp  tác  với  Viện  Hải  dương  học  Scrip  ở California, Hoa Kỳ. Trong  các  năm  1968  -  1974, Tổ  chức Nông lương Quốc  tế  (FAO), các  tổ  chức và các công  ty quốc  tế đã  tiến hành nhiều dự án khác nhau về khảo cứu nguồn lợi cá biển khơi và địa chất-địa vật lý thềm lục địa phần nam Biển Đông.


Từ năm 1976 đến nay, hoạt động điều tra, nghiên cứu khoa học biển tiếp tục được thực hiện giữa các Viện ở Viễn Đông của Liên Xô (trước đây) với Viện Khoa học Việt Nam (trước đây) về đánh giá trữ lượng  hải  sản,  sinh  vật  biển  và  nghiên  cứu  rạn  san hô ven  bờ;  giữa Tổng cục Khí tượng thủy văn Việt Nam với Ủy ban Khí tượng Thủy văn Liên Xô (trước đây) về  thám sát khí  tượng  thủy văn Biển Đông.


Ngoài ra, có nhiều dự án hợp tác ngắn hạn, quy mô nhỏ hơn giữa các cơ quan khoa học - công nghệ liên quan tới biển của Việt Nam với các cơ  quan  khoa  học  biển  thuộc  các  nước Nhật Bản,  Pháp,  Thái Lan, Canada,  Philipin,  Nauy,  Đan Mạch,  Thụy Điển,  Hà  Lan,  Hoa  Kỳ, Đức, Bỉ,…  cũng  như  các  tổ  chức/chương  trình  quốc  tế  và  khu  vực, như:  IUCN,  WWF,  UNDP,  GEF,  UNEP,  CCOP,  IOC/UNESCO, ASEAN, WB, ADB, SEAFDEC, IMO,… Các hợp  tác này  tập  trung điều tra, khảo sát theo mặt cắt ngang biển Đông, các vùng nước trồi, các hệ sinh thái biển, quản lý tổng hợp vùng bờ, bảo tồn biển và bảo
vệ nguồn lợi thủy sản, nghề cá, bảo vệ môi trường biển, khu vực tiền châu thổ (avan-delta), chính sách biển và xóa đói giảm nghèo,…


Từ  sau  năm  1975,  cứ  05  năm Chính  phủ  lại  cho  phép  triển khai các Chương  trình điều  tra, nghiên cứu biển và hiện nay đang triển khai Chương trình KHCN biển cấp nhà nước giai đoạn 2011 - 2015. Từ  năm  2007, Chính  phủ  đầu  tư  triển  khai Đề  án  tổng  thể điều  tra  cơ  bản  và  quản  lý  tài  nguyên, môi  trường  biển  đến  năm 2010,  tầm nhìn 2020 với  sự  tham gia  của nhiều bộ, ngành và địa phương.  Về  không  gian,  sau  năm  2000,  các  hoạt  động  điều  tra, nghiên cứu khoa học biển chủ yếu tập trung vào các vấn đề nói trên ở vùng biển ven bờ, các cửa sông, vũng vịnh và đầm phá.   


Hoạt  động  điều  tra,  nghiên  cứu  khoa  học  biển  vừa  qua  đã cung  cấp  thông  tin  quan  trọng  cho  phép  hiểu  được  điều  kiện  tự nhiên  biển,  tình  hình  nguồn  lợi  biển,  các  quá  trình  biển  cơ  bản, thông lệ quốc tế về biển, tăng cường năng lực trong điều tra nghiên cứu  biển,… Tuy  nhiên,  điều  tra  kinh  tế-xã  hội,  khảo  cổ  biển  còn chưa được quan tâm đúng mức, các đóng góp trực tiếp cho công tác quản lý nhà nước về biển, đảo và phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển, giải quyết các tranh chấp trên biển,… còn hạn chế. 


Xuất phát  từ nhu cầu  thực  tế như vậy, Chiến  lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã yêu cầu đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học biển  trên các vùng biển, đảo và  thềm  lục địa của Việt Nam. Yêu cầu đổi mới công nghệ, ứng dụng  tiến bộ khoa học để nâng cao chất  lượng điều tra, quan  trắc, dự báo về  tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Đặc biệt ưu  tiên cho các hoạt động điều tra, nghiên cứu phục vụ việc xác lập căn cứ khoa học cho việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên và môi trường biển theo hướng bền vững. 


Ngoài ra, Việt Nam tham gia với tư cách làm Thành viên của Ban chỉ đạo Diễn đàn  toàn cầu về Đại dương  (GOF), Nhóm công tác ASEAN về Môi trường biển và ven biển (AWGCME), Tiểu ban KHCN biển ASEAN  (SCMSAT), Ủy Ban  liên Chính phủ về Hải dương học (IOC và IOC WESPAC), Mạng lưới Đại dương Thế giới (WON), Ủy ban quyền lực đáy Đại dương,... Các hướng và chính sách ưu tiên về điều tra, nghiên cứu biển đến năm 2020 là: đẩy mạnh điều tra cơ bản và tổng hợp biển và hải đảo;  xây  dựng  cơ  sở  dữ  liệu  biển  quốc  gia;  điều  tra  nghiên  cứu, đánh giá  tiềm năng và  triển vọng khoáng  sản biển vùng  thềm  lục địa Việt  Nam;  nghiên  cứu  xây  dựng  chính  sách,  luật  pháp  biển; tăng cường năng  lực KHCN biển và quản  lý nhà nước về biển và hải  đảo  cho  cả  cấp  trung  ương  và  địa  phương;  thực  hiện  chương trình  quản  lý  tổng  hợp  biển  và  vùng  bờ;  điều  tra,  nghiên  cứu  để đánh giá và áp dụng các giải pháp  thích ứng, giảm  thiểu  tác động của  biến  đổi  khí  hậu  và  nước  biển  dâng  đến  môi  trường  và  tài nguyên biển; điều tra tương tác biển-lục địa và khí quyển ở các vùng biển khác nhau. 

 

 

Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam”. Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, Tin Môi Trường sẽ  lần lượt giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách “100 câu hỏi đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.

 

Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.

TIN MÔI TRƯỜNG