Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Tê giác quý hiếm chết tại vườn thú Cincinnati

(11:29:39 AM 01/04/2014)
(Tin Môi Trường) - Suci- một trong những cá thể cuối cùng sót lại thế giới của loài tê giác Sumatra đã chết tại vườn thú Cincinnati, bang Ohio, Mỹ

Suci - một loài Tê giác hai sừng đang bị đe dọa tuyệt chủng tại vườn thú Cincinnati vào năm 2013. Ảnh: Joel Sartor


Các nhân viên tại sở thú cho biết một trong những con tê giác Sumatra cuối cùng của thế giới tên là Suci đã chết hôm chủ nhật tại vườn thú Cincinnati, đánh dấu một đòn nặng nề” đối với sự suy giảm nhanh của các loài tê giác. Tê giác Suci thuộc loài hiếm nhất trong tất cả các loài tê giác. Số lượng tê giác Sumatra không hơn 100 con trong tự nhiên, gần như tất cả trong số chúng đang sống trên đảo Sumatra của Indonesia, và chúng là động vật có vú lớn đang bị đe dọa nhất trên Trái Đất.


Mất môi trường sống do khai thác gỗ và dầu cọ nông nghiệp cũng như
bị bắt trộm để lấy sừng sử dụng trong y học cổ truyền châu Á đã dẫn đến sự suy tàn của loài động vật này.


Vườn thú Cincinnati là cơ sở đầu tiên
lai giống thành công loài tê giác đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp này trong điều kiện nuôi nhốt. Sở thú đã làm việc với các tổ chức của Indonesia trong 25 năm với nỗ lực để cứu tê giác khỏi bờ vực tuyệt chủng.


Sau cái chết của
tê giác Suci lúc 10 tuổi, chỉ còn lại 9 con tê giác Sumatra đang sống trong điều kiện nuôi nhốt trên toàn thế giới. Tê giác Sumatra nuôi nhốt có tuổi thọ trung bình từ 35 đến 40 năm tuổi, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới cho biết.


Sở thú đã
chữa trị trị chứng bệnh hemochromatosis cho Suci – đây là một bệnh di truyền gây ra do có quá nhiều chất sắt tích tụ trong cơ thể trong vài tháng, nhưng tình trạng bệnh của nó nhanh chóng xấu đi vào cuối tuần qua. Mẹ của tê giác Suci là tê giác Emi cũng đã chết vì căn bệnh tương tự vào năm 2009.


“Tê giác Suci là biểu tượng của niềm hy vọng cho toàn bộ loài của mình, một loài đang dần biến mất khỏi mặt đất, và sự vắng mặt của sẽ để lại một vết thương lớn trong trái tim chúng tôi”, Terri Roth, giám đốc Trung tâm bảo tồn và nghiên cứu Linder của sở thú cho biết.

 

Cộng đồng quốc tế đang gánh trên vai một trọng trách rất lớn”, cô nói. Nếu chúng ta không hành động nhanh chóng, và mạnh dạn thì sự biến mất của động vật tuyệt vời này sẽ là một trong những bi kịch lớn của thời đại chúng ta.”


“Đây là cách mà sự tuyệt chủng diễn ra”


Nhiếp ảnh gia của National
Geographic, Joel Sartore, người đã chụp ảnh tê giác Suci từ khi còn nhỏ, gọi đây là tin đau lòng.
Đây là cách mà sự tuyệt chủng xảy ra, ông nói. “Số lượng động vật này còn quá ít tới nỗi mỗi con chết đi cũng là sự mất mát vô cùng lớn”.


Vườn thú Cincinnati đã làm được một công việc tuyệt vời với khi duy trì được các loài động vật chỉ còn rất ít, Sartore, người chụp các bức ảnh trên cho biết.

Sartore
trưng bày hình ảnh của tê giác Suci trong dự án Photo Ark của mình, dự án này tạo nên từ ảnh chụp các loài nguy cấp trong các vườn thú.


Ông nói rằng cái chết của Suci cho thấy
“Bạn không thể bảo vệ các loài động vật khỏi tất cả mọi thứ


Nhiếp ảnh gia này tưởng nhớ Suci như một động vật quyến rũ, ngoan ngoãn và tốt tính”.

PHAN THỊ NGA (Theo nationalgeographic)