Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Câu hỏi 88: Những quy định ngư dân phải tuân thủ khi tham gia đánh bắt thủy sản ở những vùng biển chồng lấn?
Ảnh minh hoạ: IE
Đáp: Hiện nay vẫn còn đang tồn tại một số vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một số nước trong khu vực như: Campuchia, Thái Lan, Ma-lai-xia, In-đô-nê-xia. Đến nay, Việt Nam đã ký kết được với một số nước trong khu vực các thỏa thuận phân định ranh giới và hợp tác trên biển sau: (1) ký Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Camphuchia năm 1982; (2) ký thỏa thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xia năm 1992; (3) ký hiệp định phân định ranh giới trên biển với Thái Lan năm 1997; (4) ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa và Hiệp định về hợp tác nghề cá với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ năm 2000; (5) ký hiệp định phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia năm 2003.
Cho đến nay, Việt Nam chưa có thỏa thuận nào về việc khai thác thủy sản chung trên các vùng biển chồng lấn với các nước láng giềng. Tuy nhiên, khi được phép khai thác thủy sản trên các vùng biển chồng lấn, ngư dân phải tuân thủ những quy định chung về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên nguyên tắc phát triển bền vững (không sử dụng phương pháp, công cụ, ngư cụ khai thác thủy sản mang tính tận thu, hủy diệt; không gây tác động xấu đến môi trường sống của các loài thủy sinh; tuân thủ luật pháp của Việt Nam và nước có vùng biển chồng lấn,...). Ngoài ra, tùy thuộc thỏa thuận giữa Việt Nam và nước láng giềng có vùng biển chồng lấn mà có những quy định cụ thể khác, như:
Với Campuchia, đây là vùng nước lịch sử, việc khai thác thủy sản của nhân dân địa phương hai nước trong vùng biển này vẫn theo tập quán làm ăn từ trước tới nay.
Với Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ phải theo Hiệp định hợp tác nghề cá giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa, trong đó quy định cụ thể khai thác thủy sản ở vùng đánh cá chung, vùng dàn xếp quá độ; thủ tục xin cấp Giấy phép, nộp lệ phí; bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tránh trú bão,…
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách . Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, lượt sẽ lần giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.
Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.