Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Tubingen (Đức) đã phát hiện ra đặc điểm thú vị chưa từng biết đến từ trước tới nay của loài cá 4 mắt Rhynchohyalus natalensis khi quan sát một con cá dài 18cm bị bắt ở vùng biển Tasman gần New Zealand.
Mới thoạt nhìn, loài cá 4 mắt Rhynchohyalus natalensis hay còn gọi là cá mắt trống trông như một sinh vật ngoài hành tinh nhưng thực ra nó là sinh vật sống sâu dưới đáy đại dương.
Cá 4 mắt được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924 ở độ sâu từ 800 -1000 m phía Đông Đại Tây Dương gần TP Cape Town (Nam Phi), Tây Đại Tây Dương ở vùng biển nhiệt đới và Tây Thái Bình Dương giữa Úc và New Zealand.
Không giống như những loài cá thông thường, cá 4 mắt trống có 2 mắt chính hình trụ hướng lên giúp con vật nhìn thấy mọi vật phía trên, 2 mặt phụ hình bầu dục giúp nó nhìn xuống phía dưới và 2 bên cơ thể.
Khi ánh sáng đến từ phía dưới được tập trung vào võng mạc thứ 2 của nó là những tấm phản chiếu nhỏ bằng tinh thể guaine giúp cho tầm nhìn của cá mắt trống rộng hơn. Nhờ đó, nó dễ dàng phát hiện ra con mồi hay kẻ thù ở mọi lúc mọi nơi.
"Rõ ràng, tầm nhìn rộng là một lợi thế ngay cả ở nơi có độ sâu lớn" - GS Hans-Joachim Wagner thuộc Viện giải phẫu Tubinen ở Baden-Wurttemberg (Đức), cho biết.
Đặc biệt, mắt của cá mắt trống còn có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh.