Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trẻ em ven hồ Folsom Lake, California, US, nơi đây đang phải trải qua một đợt hạn hán lịch sử. Mực nước đã rút xuống thấp một cách đột ngột. Ảnh: Rich Pedroncelli/AP
Theo tổ chức Liên Hợp Quốc, 13 trong tổng số 14 năm nóng nhất được ghi nhận là xuất hiện vào thế kỷ 21 này.
Theo bản báo cáo khí hậu thường niên được công bố, tổ chức Khí tượng Thế giới của LHQ (WMO) cho hay năm ngoái chính là năm tiếp diễn xu hướng nóng lên, với những biểu hiện năm nóng nhất chưa từng có ở Úc, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra trên khắp thế giới.
Michel Jarraud, tổng thư kí của WMO phát biểu hiện tượng nóng lên toàn cầu hiện không có dấu hiệu dừng lại.
2001-2010 chính là thập kỷ nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử, theo ghi nhận của WMO và còn cho biết thêm rằng 3 thập kỷ vừa qua ấm hơn hẳn so với những thập kỷ về trước.
WMO khẳng định 2013 chính là năm nóng nhất được ghi nhận, với nhiệt độ trung bình cao hơn 0.5 độ C so với nhiệt độ trung bình từ 1961-1990. Theo bản báo cáo, Nam bán cầu là khu vực đặc biệt ấm, với ghi nhận năm thứ 2 nóng nhất ở Argentina, và năm thứ 3 nóng nhất tại New Zealand.
Bên cạnh đó, diện tích băng ở Bắc cực vào năm 2013 được ghi nhận mặc dù không thấp hơn năm 2012 tuy nhiên nó lại ở mức thấp thứ 6 theo ghi nhận của WMO trong bảy năm có diện tích băng thấp nhất (tính từ năm 2007).
Theo Jarraud “Nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan vào năm 2013 diễn ra và mọi người cho rằng đó chính là kết quả sự thay đổi thời tiết do con người gây ra. Lượng mưa ngày càng nhiều, nhiệt độ ngày càng cao và ngày càng nhiều thiệt hại từ những cơn bão và lũ lụt ở những vùng ven biển chính là kết quả của hiện tượng mực nước biển dâng, chẳng hạn như siêu bão Haiyan chính là một minh chứng tàn khốc ở Phillipin.”
Giáo sư Sir Brian Hoskins, giám đốc của Viện Grantham về biến đổi khí hậu của trường Imperial College London phát biểu: “Năm 2013 với hàng loạt các ghi nhận về nhiệt độ và những hiện tượng thời tiết xấu đã cho thấy các diễn biến phức tạp của tự nhiên cùng hiệu ứng nhà kính đã gây ra tình trạng biến đổi khí hậu như hiện nay. Theo báo cáo hàng năm, tài liệu này đã khẳng định một điều rõ ràng rằng: việc phát thải khí nhà kính của chúng ta tiếp tục là một nguyên nhân then chốt gây ra biến đổi khí hậu.”
Tuần tới, một bản báo cáo về khoa học khí hậu của LHQ, báo cáo của Liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu sẽ công bố phần thứ hai về vấn đề biến đổi khí hậu. Bản báo cáo này sẽ cho chúng ta thấy những cảnh báo về sản lượng lương thực cũng sẽ bị tác động như thế nào từ những đợt nắng nóng, hơn thế nữa thế giới tự nhiên sẽ còn phải chịu đựng những tác động nghiêm trọng nếu nhiệt độ cứ tiếp tục tăng như thế này.
WMO khẳng định 2013 chính là năm nóng nhất được ghi nhận, với nhiệt độ trung bình cao hơn 0.5 độ C so với nhiệt độ trung bình từ 1961-1990. Theo bản báo cáo, Nam bán cầu là khu vực đặc biệt ấm, với ghi nhận năm thứ 2 nóng nhất ở Argentina, và năm thứ 3 nóng nhất tại New Zealand.