Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Một trong những bức ảnh đầu tiên chụp Mặt Trời, Leon Foucault và Louis Fizeau, năm 1845. Ảnh: SSPL - Getty Images
Vào năm 1845, 5 năm sau khi Tiến sĩ J.W.Draper chụp được bức ảnh trăng tròn đầu tiên, hai nhà vật lý người Pháp Leon Foucault và Louuis Fizeau đã thực hiện thành công bức ảnh đầu tiên chụp Mặt Trời. Với thành tựu công nghệ khá mới lúc bấy giờ, hai người đã hướng máy ảnh vào ngôi sao này, sau khi phơi sáng 1/60 giây, bức ảnh đã được ghi lại. Làm việc với những công cụ tương tự của Draper, bộ đôi đã chụp được bức ảnh Daguerrotype thể hiện một vật thể hình tròn đường kính 4.7inch (khoảng 12cm). (Daguerreotype là một hình ảnh dương bản được tạo ra nhờ vào một lớp bạc phủ lên một tấm đồng được mài bóng.)
Tất nhiên, bằng mắt thường không thể nhìn thấy được tất cả hào quang rực rỡ của Mặt Trời vào ban ngày, nhưng thay vì vậy, tốt nhất nên thưởng thức một phần ánh sáng đó vào lúc bình mình hoặc hoàng hôn. Cùng lúc được xem toàn bộ khối cầu đang tỏa sáng rực rỡ ấy, hoàn toàn là một trải nghiệm mới đối với hầu hết những người đầu tiên chiêm ngưỡng bức ảnh Foucault và Louis Fizeau thực hiện vào năm 1845. Hơn 160 năm trước, bức ảnh trắng đen đơn sơ của họ đã góp công đáng kể trong việc mô tả rằng Mặt Trời của chúng ta không phải là một thiên thể quá áp đảo, hay không thể nắm bắt được, mà nó cũng giống như những ngôi sao khác trên bầu trời. Một vì tinh tú trên bầu trời chúng ta. Có thể thấy trên bề mặt những vết đen của Mặt Trời – là những khu vực xảy ra hoạt động biến đổi từ trường rất mạnh, mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy cũng như rất nguy hại.
Chỉ sau hơn 20 năm khi Nicéphore Niépce tạo ra bức ảnh đầu tiên của nhân loại – hình ảnh vùng nông thôn nước Pháp, được chụp từ một khung cửa sổ; mọi người mới bắt đầu hướng sự chú ý vào máy ảnh, với nhiệm vụ lưu giữ lại những gì mà đôi mắt con người không được hỗ trợ để nhìn thấy.
Hôm nay, khi mặt phẳng xích đạo của Trái Đất đi ngang qua trung tâm Mặt Trời, và trục hành tinh ở trạng thái cân bằng tạm thời – điều hiếm khi xảy ra, chúng ta đánh dấu sự đổi thay khi đất trời sang xuân – và cùng hướng về những ngày tươi sáng phía trước.