Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh hoạ: TL
Hằng năm, cứ vào mùa gió chướng (từ tháng 10 – tháng 2), những cơn sóng biển ngày đêm thay nhau bào mòn từ 7-10m đất dọc bờ biển. Các đoạn bờ biển ở Cồn Lợi, Cồn Bửng không những đất bị cuốn ra biển, những hàng dương chắn sóng, chống xói mòn cũng không chịu được sức gió,...
Bờ biển xã Thạnh Hải có chiều dài khoảng 18km, nhưng trong 5 năm qua đã có đến 9km bờ biển bị sạt lở. Đoạn sạt lở nghiêm trọng nhất dài khoảng 2km từ bãi tắm Tây Đô tới hợp tác xã Thanh Bình. Ông Phạm Văn Tre, ấp Thạnh Hải, xã Thạnh Hải cho biết: Ba năm trở lại đây, biển xâm thực hằng năm vào khoảng 15m. Chiều dài sạt lở từ đầu trên xuống đầu dưới ấp Thạnh Hải khoảng 5km. Không chỉ ấp Thạnh Hải mà cả ấp 1A ở cồn Lợi cũng sạt lở mức độ tương đương như ở đây.
Trước nguy cơ sạt lở, những hộ dân ở dọc bờ biển đã tự tìm cách khắc phục, hạn chế sạt lở tạm thời bằng cách đưa xe vào múc đất hoặc dùng bao cát đắp bờ ngăn cản đất sạt lở. Nhưng đó cũng chỉ là những biện pháp trước mắt, không đem lại hiệu quả lâu dài.
Ông Phan Thanh Tùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Thạnh Hải cho hay: Trước tình trạng sạt lở, chính quyền địa phương đã vận động nhân dân tìm cách khắc phục nhưng so với sức dân thì chịu không nổi. Thiệt hại hàng năm, chủ yếu là về đất canh tác hoa màu và diện tích hàng dương chắn sóng bị thu hẹp. Sạt lở do triều cường xâm nhập mặn và nước biển dâng cao, do đó một số hộ dân trên địa bàn rất khó khăn về đời sống do hoa màu bị mất mát. Nhiều lần xã đã có kiến nghị với Ủy ban Nhân dân huyện, Ủy ban Nhân dân tỉnh và các cấp, ngành có liên quan để tìm giải pháp nhưng đến nay, vẫn chưa có giải pháp nào hiệu quả, hạn chế tình trạng sạt lở đất nơi đây.