Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Các tín hiệu thu hút muỗi

(14:51:14 PM 17/03/2014)
(Tin Môi Trường) - Một nghiên cứu mới của Đại học Rockefeller đã tìm ra sự tương tác giữa các giác quan khác nhau: CO2, nhiệt độ và mùi cơ thể, tất cả đều thu hút loài muỗi tấn công con người, đồng thời họ cũng phát hiện loài muỗi gửi ít nhất 2 trong 3 tín hiệu trên cho đồng loại.

Lâu nay quan niệm dường như muỗi cắn tất cả mọi thứ qua mạch máu nhưng thật ra chúng có chiến thuật rõ ràng để tấn công nạn nhân.


Trong khi nhiều nhà khoa học tin rằng CO2 là thứ hấp dẫn loài muỗi tấn công con người nhưng nhiều nhà nghiên cứu từ phòng thí nghiệm thần kinh và hành vi Leslie Vosshall muốn mổ xẻ nhiều khía cạnh về cách hoạt động của loài muỗi. Vì thế họ đã sử dụng bộ gen đã qua chỉnh sửa công nghệ nhằm tạo ra phiên bản đột biến của loài muỗi  Aedes aegypti, kẻ gây ra bệnh sốt vàng. Sự đột biến là do mất đi một gen quan trọng, GR3 với chức năng mã hóa thụ thể CO2. Nếu không có gen Gr3, loài muỗi không có khả năng nhận biết khí CO2.

 

Được thực hiện bởi tiến sỹ Conor McMeniman, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên được chứng kiến hành động của những con muỗi đột biến bên trong căn phòng được bố trí một tấm kim loại được làm nóng bằng với nhiệt độ cơ thể con người. Những con muỗi bình thường không bị hấp dẫn bởi nhiệt độ nếu như không có CO2 và những con muỗi bị đột biến cũng  không bị hấp dẫn bởi tấm kim loại này. Nhóm các nhà nghiên cứu này cũng phát hiện ra sự tương tác giống  nhau giữa axit lactic (Hợp chất trong hơi thở và mùi hương của con người) và khí CO2. Sự hấp dẫn của mùi hương phụ thuộc vào sự hiện diện của khí CO2.

 

Tiến sỹ McMeniman khẳng định “Dựa vào các giác quan giúp sinh vật  quyết định hành động hay không là phụ thuộc vào môi trường. Nếu là con muỗi cái thì các giác quan này sẽ giúp nó xác định chính xác con mồi để hút máu”.

 

Khi các nhà khoa học kiểm tra khả năng của những con muỗi bị đột biến (những con muỗi không có khả năng nhận biết được khí CO2 của con người) thì sự khác nhau giữa những con muỗi bình thường và con muỗi đột biến này không nhiều lắm. Côn trùng được kiểm nghiệm trong độ ẩm của một nhà kính ở Australia, ở đây đội ngũ tình nguyện viên nhốt côn trùng khi chúng vừa đáp xuống. Tiến sĩ McMeniman đưa ra dự án nuôi muỗi đột biến trong bóng đêm và đếm số muỗi tồn tại. Những con muỗi không cảm nhận được CO2 chỉ giảm đi 15%. Những con muỗi đột biến bị ảnh hưởng bởi yếu tố khác – bởi sự kết hợp giữa nhiệt độ và mùi cơ thể từ các bộ phận của con người. Tuy nhiên khi sử dụng cùng 1 phương pháp kiểm tra trên một phạm vi lớn lấy chuột làm vật thí nghiệm thì những con muỗi đột biến hầu như cắn ít hơn bởi vì không có tín hiệu nhận biết khí CO2, phản ứng của nhiệt độ và mùi hương sẽ thu nhỏ khi côn trùng di chuyển xa vật chủ.

 

Đối với loài muỗi, hút máu rất quan trọng. Chỉ có muỗi cái cắn và lượng máu chúng hút được giúp chúng sinh sản tốt.

 

Tiến sĩ McMeniman nói “Vì hút máu là một việc không thể thiếu đối vối loài muỗi, sự tiến hóa trong cơ quan của muỗi đảm bảo cách sử dụng năng lượng hiệu quả nhất. Có rất nhiều vật phát ra nhiệt độ vì thế chỉ lãng phí nếu muỗi cứ hút mọi thứ. Nhưng dựa theo các yếu tố được đưa ra, muỗi sẽ có nhiều cơ hội để hút thật nhiều máu trong môi trường không bị tác động bởi các giác quan”.  

  

Nếu hiểu được nền tảng di truyền của loài muỗi về tập tính hút máu người sẽ giúp tạo ra một dạng thuốc diệt muỗi ngăn chặn những hành động tấn công vật chủ của muỗi ở cả loài Aedes aegypti and Anopheles gambiae, những kẻ gây ra bệnh sốt rét.  

 

Tiến sĩ McMeniman khẳng định “Có nhiều nghiên cứu về thuốc chống muỗi đã đạt được phương thức chia đôi giác quan như ngăn chăn muỗi tấn công bằng mùi hương nhưng chúng tôi có thể chỉ ra rằng điều đó là không thể. Một chiến lược khả quan hơn là nhận biết con muỗi bị đột biến từ vài góc cạnh có thể giúp ngăn chặn chúng tìm thấy chúng ta và lây truyền bệnh”.  

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VI (Theo sciencedaily)