Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Câu hỏi 81: Ngành dầu khí có vai trò quan trọng như thế nào đối với nền kinh tế nước ta hiện nay?
Ảnh: TL
Đáp: Sau gần 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành dầu khí Việt Nam đã trải qua một chặng đường đầy khó khăn, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành “đầu tàu kinh tế” quốc dân và đi đầu trong kinh tế biển của đất nước. Đã phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ dầu khí, đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước xuất khẩu dầu thô, góp phần rất quan trọng cho sự ổn định và phát riển nền kinh tế quốc dân thời gian qua.
Ngoài việc phát triển công nghiệp khai thác dầu khí, ngành dầu khí đã phát triển nhiều lĩnh vực quan trọng khác như: chế biến lọc hóa dầu, kinh doanh sản phẩm dầu khí, dịch vụ kỹ thuật dầu khí và cung cấp vật tư thiết bị cho ngành dầu khí, xây dựng các nhà máy điện với doanh thu hàng trăm ngàn tỷ đồng mỗi năm, góp phần húc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ khác của đất nước, như ngành điện, phân bón,…
Ngày 03/9/1975, Tổng cục Dầu khí Việt Nam ra đời và thực hiện sứ mạng xây dựng ngành dầu khí thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước như tinh thần Nghị quyết số 244/NQTW ngày09/8/1975 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ. Cùng với chính sách mở cửa,đổi mới của Đảng, năm 1988 ngành đã phát hiện ra thân dầu đặc biệt trong đá móng granitoit mỏ Bạch Hổ, nhờ đó đưa nước ta trởthành nước xuất khẩu dầu đứng thứ 3 vùng Đông Nam Á và tạo đòn bẩy thu hút các công ty dầu khí nước ngoài đầu tư hoặc đầu tư trở lại để tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam. Từ năm 1987 đến nay có 77 hợp đồng dầu khí đã được ký kết, trong đó 53 hợp đồng đang còn hiệu lực. Tính đến đầu năm 2010 đã khoan trên 600 giếng khoan tìm kiếm - thăm dò và khai thác dầu khí với khối lượng khoan gần 1,9 triệu mét.
Riêng năm 2010, ngành dầu khí đạt kỷ lục mới về doanh thu (478 nghìn tỷ đồng, tương đương 24% GDP), nộp ngân sách nhà nước đạt 128,7 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 30% thu ngân sáchnhà nước), doanh thu dịch vụ đạt 152,5 nghìn tỷ đồng. Ngoài đóng góp về kinh tế, ngành dầu khí cũng đi đầu trong hội nhập quốc tế, đi đầu trong ứng dụng và chuyển giao các công nghệ hiện đại, tiên tiến, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền vùng biển của đất nước.
Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với một số chuyên gia đại diện cho các cơ quan có liên quan tổ chức biên soạn cuốn sách . Cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích, giúp cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, học sinh, sinh viên Việt Nam nói riêng có cái nhìn tổng quan về biển, đảo Việt Nam, từng bước nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bắt đầu từ ngày 29/12/2013, lượt sẽ lần giới thiệu nội dung phần hỏi- đáp được trích từ cuốn sách do Ban Tuyên giáo xuất bản, nhằm giúp các bạn trẻ Việt Nam hiểu thấu đáo các vấn đề về tài nguyên và môi trường biển; về không gian biển, đảo của đất nước; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo; về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với những vấn đề biển, đảo và Biển Đông.
Trên cơ sở những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc, những người Việt Nam trẻ tuổi sẽ là những sứ giả tạo nên sự kết nối, sức lan tỏa trong toàn xã hội, thúc đẩy, tạo nên những hành động thiết thực trong cộng đồng, vì biển, đảo quê hương.