Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cuộc hành trình trên lưng lạc đà của Abraham tới vùng đất Canaan vào thế kỷ 19 được minh họa trong Kinh Thánh. Ảnh: Ken Welsh/ Corbis
Nghiên cứu mới được công bố bởi hai nhà khảo cổ học tại Đại học Tel Aviv ở Israel cho thấy lạc đà không được thuần hóa ở phía đông Địa Trung Hải cho đến thế kỷ 10 trước Công nguyên-nhiều thế kỷ sau khi chúng xuất hiện trong Kinh Thánh.
Trong khi có những thuyết trái ngược nhau về khoảng thời gian Kinh Thánh được soạn thảo, nghiên cứu gần đây cho thấy Kinh Thánh đã được viết muộn hơn các sự kiện mà nó mô tả. Điều này đã thách thức tính xác thực của Kinh Thánh như là một tài liệu lịch sử.
Góc độ Kinh Thánh không phải là trọng tâm của các nghiên cứu gần đây mà chỉ là một góc nhìn thực tế.
Nghiên cứu được công bố vào cuối năm ngoái tại Tel Aviv “tạp chí của Viện Khảo cổ học Đại học Tel Aviv”, đã đề cập đến sự xuất hiện của lạc đà được thuần hóa ở những nơi có nhiệt độ cao tại thung lũng Aravah của Israel.
Những con lạc đà có bướu được đề cập trong Kinh Thánh 47 lần. Những câu chuyện về người Do Thái già - Abraham, Joseph, và Jacob mô tả lạc đà như là động vật thuần hóa. Ví dụ, Sáng thế ký 24:11 nói, “và ông cho lạc đà nằm phục ở ngoài thành, gần giếng nước, vào buổi chiều lúc đàn bà con gái ra múc nước.”
Các nhà sử học tin rằng những câu chuyện này đã xảy ra vào khoảng những năm 2000 đến 1500 trước Công nguyên, dựa trên các đầu mối như đoạn văn trong Sáng Thế Ký, thông tin khảo cổ học từ các địa điểm của vùng Lưỡng Hà (hiện nay là Iraq), và một tài liệu lưu trữ bằng đất sét được tìm thấy tại Mari ( Syria hiện đại).
Sử dụng carbon phóng xạ xác định niên đại và bằng chứng tìm được trong các cuộc khai quật, các nhà khảo cổ học của Israel Erez Ben- Yosef và Lidar Sapir-Hen cho rằng lạc đà thuần chủng tới vùng Levant một kỷ nguyên sau đó.
Tại một khu vực của Israel giáp Negev và sa mạc Judean, dân Ả-rập du cư mang lạc đà tới một lễ hội văn hóa. Ảnh: SHARON PERRY , REUTERS
“Bằng cách phân tích các bằng chứng khảo cổ học từ các địa điểm sản xuất đồng của Thung lũng Aravah, chúng ta có thể ước tính niên đại của sự kiện này bằng thập kỷ chứ không chỉ là thế kỷ,” Ben- Yosef cho biết trong một thông cáo báo chí đưa ra bởi Đại học Tel Aviv tuần trước.
Nghiên cứu đã “thu hẹp phạm vi thời gian lạc đà thuần hóa xuất hiện đến 30 năm” Sapir - Hen, một nhà khảo cổ nghiên cứu vai trò của động vật trong văn hóa của người cổ đại cho biết. Đó là “vào khoảng 930 và 900 trước công nguyên.”
Đồng và lạc đà
Thung lũng Aravah Valley đánh dấu biên giới Israel - Jordan vì nó chạy từ Biển Chết đến Vịnh Aqaba ở Biển Đỏ. Khu vực này là một trung tâm sản xuất đồng bắt đầu vào khoảng thế kỷ 14 và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên.
Các nhà khảo cổ đã xác định được một mẫu vật thú vị trong nghiên cứu về cốt động vật từ các địa điểm trong thung lũng này. Số lượng lớn xương lạc đà được phát hiện trong niên đại từ cuối thế kỷ thứ 10 tới thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên.
Lạc đà xuất hiện đột ngột, sau những thay đổi lớn trong sản xuất đồng tại khu vực.
Thời gian này trùng với cuộc xâm lược của vua Ai Cập Sheshonq đệ nhất được biết đến trong Kinh Thánh như Shishak vào năm 925 trước công nguyên.
Các nhà khảo cổ đang tự hỏi liệu các sự kiện này có mối liên hệ hay không. Sau khi Ai Cập chinh phục các vương quốc Judah và Israel, Ai Cập có thể đã cải tổ việc sản xuất đồng và sử dụng lạc đà như một phương tiện giao thông hiệu quả hơn so với con lừa và la từng được sử dụng trước đó. Điều này đem lại những hiệu quả kinh tế và xã hội rất lớn cho vùng Levant.
Lạc đà có thể được thuần hóa đầu tiên ở bán đảo Ả Rập vào đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Các nhà khảo cổ xác định dựa trên khoảng thời gian tử vong của bộ xương được khai quật, giới tính của các loài động vật, và các tổn thương trên xương chân do làm việc liên tục.
Bán đảo Ả Rập giáp với thung lũng Aravah có thể là nơi mà lạc đà đã đi qua để tiến vào Levant. Trong thực tế, Ben-Yosef và Sapir-Hen tin rằng lạc đà thuần chủng được chôn cất tại các địa điểm trong thung lũng Aravah có thể là một trong những sinh vật đầu tiên rời khỏi Ả-rập.
Việc khai quật khảo cổ ở thung lũng Aravah đã phát hiện ra xương của con lạc đà từ các giai đoạn trước đó, thậm chí trước thời kỳ đồ đá (khoảng 9.700 trước Công nguyên), nhưng đó có thể là những động vật hoang dã có thể chạy tự do, không bao giờ bị chất lên lưng những thỏi đồng nặng nề.