Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đi thăm các gian hàng trưng bày dược phẩm tại hội nghị
Lỗ hổng trong đầu tư
Hiện ngành dược là một trong những ngành được quan tâm nhiều bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống nhân dân. Nhóm hàng dược phẩm y tế, đứng thứ 7 -9/11 mặt hàng trọng yếu khác. Do đó, việc đầu tư phát triển đúng tầm của nó là một vấn đề cần được ưu tiên giải quyết kịp thời.
Mặc dù quy trình đầu tư thị trường dược phẩm Việt Nam khá ổn định và chặt chẽ nhưng vẫn còn những lỗ hổng mà, theo các nhà chuyên gia, nó có thể làm đắm con thuyền ngành dược đang trên đà đổi mới.
Những khoảng trống được đề cập, bao gồm quá trình quản lý đầu vào nguồn nguyên liệu hóa dược, quy trình kiểm tra chất lượng và bảo quản thuốc BA/BE , cơ chế hoạt động của Viện Công nghệ Dược phẩm Quốc gia và chuỗi phân phối thuốc trên thị trường. Hai vấn đề trở nên nổi cộm là cơ chế liên kết giữa kiểm định chất lượng và bảo quản thuốc, đồng thời việc thiếu bao bì cấp 1, đạt tiêu chuẩn GMP – WHO.
Hiện nay, gần 90 phần trăm nguyên liệu sản xuất thuốc của Việt Nam được nhập khẩu từ nước ngoài. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập ba tỷ USD nguyên liệu hóa dược cho sản xuất thuốc.
Trong khi đó, nguồn nhiên liệu gốc cung ứng cho sản xuất, bào chế dược liệu của nước ta khá dồi dào. Tuy nhiên, cho đến nay, việc đầu tư vào xây dựng vùng trồng và chế biến dược liệu theo hướng chuyên canh, tập trung, bảo vệ nguồn gen dược liệu chưa được chú ý đúng mức.
TS Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết, thị trường đầu tư vào dược phẩm hoạt động chính thức còn khiêm tốn so với tổng đầu tư nước ngoài nói chung ở Việt Nam.
Có 25/39 dự án nước ngoài đã hoạt động và tổng số vốn đầu tư ở con số192,9 triệu USD/ 302,6 triệu USD tổng vốn đã đăng ký. Cho đến nay, chưa có dự án nước ngoài nào đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu hóa dược và dược liệu.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu phát biểu tại hội nghị định hướng đầu tư trong lĩnh vực dược đến năm 2020
Cần kết hợp ba nhà
Theo ông Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế, để phát triển ngành dược cần có sự kết hợp giữa nhà quản lý, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học. Từ đó, Chính phủ và các bên liên quan cần đề ra chính sách cụ thể để khuyến khích đầu tư, tạo môi trường thông thoáng trong kinh doanh và nâng cao chất lượng nhân lực cũng như cơ sở hạ tầng trong nghiên cứu và sản xuất dược liệu.
Trong thời gian gần đây, việc đầu tư trong và ngoài nước vẫn chưa tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm của ngành dược như khai thác và chế biến nguyên liệu hóa dược, công nghệ sản xuất và kiểm tra chất lượng, sản xuất vắc xin để phục vụ Dự án Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia…thu hút các thành phần kinh tế đầu tư khác nhau.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện nhân cho biết, để ngành dược phát triển bền vững, cần hạn chế rủi ro khi nhà nước và tổ chức nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Mặt khác, các đơn vị cần tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất bằng cách tổ chức khâu tiêu thụ hợp lý, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thông thoáng.
Hợp tác quốc tế và hợp tác công tư, tận dụng các cơ hội từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất dược liệu cần tập trung nghiên cứu khoa học kỹ thuật song song với đào tạo nhân lực.
Theo đó, Cục Quản lý Dược cũng đặt ra định hướng trọng tâm phát triển ngành dược trong tương lai cho các doanh nghiệp. Chính phủ và các cấp quản lý cần thông qua một số vấn đề trong việc kiểm định chất lượng thuốc thay vì chạy theo số lượng, quản lý phân phối thuốc, chuyên môn hóa sản xuất, phát triển vùng dược liệu, phát triểu nguồn nhân lực và hậu kiểm về điều kiện đăng ký thuốc.
Mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp là hợp tác toàn diện trong nghiên cứu và triển khai công nghệ cùng Viện Khoa học Công nghệ, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Trước mắt, Chính phủ cần nhanh chóng định hình trực thuộc doanh nghiệp hay nhà nước đối với đề án xây dựng Viện Công nghệ Dược phẩm Việt Nam.
Hội nghị là cơ hội để Chính phủ, các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu khoa học cùng đánh giá lại thực trạng ngành dược của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó có định hướng chiến lược công tác đầu tư trong tương lai.
Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2009, cả nước có 98/178 doanh nghiệp sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP, trong đó có 28 doanh nghiệp vốn đầu tư của tư nhân trong nước, 23 doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn lại là các doanh nghiệp cổ phần hóa. Giá trị sản xuất thuốc trong nước đạt 831,205 triệu USD, tăng 16,18 phần trăm so với năm 2008, đáp ứng được 49,01 phần trăm nhu cầu sử dụng thuốc. Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng là 1.696.135 triệu USD, tăng 18,97 phần trăm so với năm 2008. Tiền thuốc bình quân đầu người trong năm đạt 19,77 USD/ người, tăng 20,18 phần trăm.