Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cần đi kiểm tra răng miệng thường xuyên để phát hiện sớm các tổn thương.
Ảnh: Kim Anh.
Theo Thạc sĩ Lê Hồng Vân, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương, triệu chứng này có tên gọi là răng nhạy cảm (hoặc quá cảm ngà) và chỉ xảy ra khi lớp men răng bị mòn hoặc mất đi. Nếu không được ngăn chặn thì ngà răng sẽ tiếp tục mòn, gây viêm sâu vào tủy.
Làm mòn men răng
Bác sĩ Vân cũng lưu ý, người Việt Nam thường sử dụng lực chải răng theo chiều ngang. Nhưng đây lại chính là nguyên nhân gây mòn lớp men cổ răng hàng loạt. Bên cạnh đó, qua thời gian, tuổi càng cao thì men răng và ngà răng càng trở nên yếu và dễ bị tổn thương hơn do mất đi một số thành phần của men răng.
Có thể gây hoại tử răng
Theo giáo sư Trường, ngoài việc cảm giác ê buốt gây khó chịu khi ăn, lớp ngà bị lộ nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây viêm tủy. Viêm tủy gây đau buốt dữ dội, nguy cơ làm răng hoại tử, gây viêm nhiễm, áp xe chân răng và một số bộ phận khác như xương, má… rất lớn. Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để hàn các răng và cổ răng đã bị mòn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần quan tâm đến nguyên nhân chính gây mòn răng như đánh răng sai, chế độ ăn uống... Nếu được điều trị sớm, hoàn toàn có thể tránh được việc viêm sâu vào tủy.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, để vệ sinh răng miệng hợp lý, người dân nên dùng chỉ tơ nha khoa lấy hết các hạt thức ăn bít giữa các kẽ răng, để khi đánh răng kem đánh răng mới trào vào, làm sạch kẽ răng. Khi đánh răng, nên đánh theo chiều dọc hoặc xoay tròn, để lông bàn chải có thể chui vào kẽ giữa hai răng.
Ngoài ra cần lưu ý thói quen ăn uống: càng nhiều tuổi không nên ăn thức ăn cứng như sụn, nhai mía, các thức ăn có độ PH thấp như đồ uống có ga, thức ăn chua… Cần tạo lập thói quen kiểm tra vệ sinh răng miệng tối thiểu 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện ra các tổn thương nếu có.
Giáo sư Trần Văn Trường, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam, cho biết bao bọc bên ngoài răng là một lớp men, sau đó là lớp ngà, dưới lớp ngà có những ống ngà chứa các dây thần kinh. Khi lớp men và lớp ngà bị mòn đi, những ống ngà bị lộ ra, hở ra những dây thần kinh, dẫn đến cảm giác buốt.
Theo thạc sĩ Vân, bệnh nhân khi gặp triệu chứng quá cảm ngà sẽ thấy ê buốt răng khi ăn thức ăn cứng hoặc đồ có vị chua, vị ngọt, đồ uống có gas. Thậm chí ngay cả ở những điều kiện nước, không khí ở nhiệt độ thường (20 độ C), răng cũng dễ bị kích thích và có cảm giác ê buốt.
Có nhiều nguyên nhân gây mòn men răng, một trong số đó là thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Hai vị trí dễ gặp nhất là cổ răng và mặt nhai của răng. Ở mặt nhai, lực nhai làm cho mặt răng tiếp xúc nhiều bị mòn đi. Ngoài ra, thói quen ăn thức ăn chua, sử dụng đồ uống có gas cũng là một nguyên nhân bởi các loại thức ăn này có môi trường PH rất thấp, dễ làm mòn lớp men bảo vệ răng.