Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cứ đà khai thác khoáng sản như hiện nay, chỉ khoảng 30 năm nữa sẽ hết nguồn khai thác
Cụ thể khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm:
151 khu vực khoáng sản tại các tỉnh như Bắc Kạn, Hà Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận, Thái Nguyên, Quảng Trị, Quảng Nam, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Lào Cai...
Tiếp đến là các khu vực khoáng sản urani đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương; các khu vực than nằm trong Quy hoạch phát triển ngành than đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các khu vực đá vôi, đá sét, khoáng sản phụ gia xi măng nằm trong Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm nguyên liệu xi măng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Và các khu vực khoáng sản đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc giấy phép khai thác khoáng sản.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ TNMT phối hợp với các bộ ngành liên quan không thực hiện cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với những vùng nêu trên.
Đối với các khu vực khoáng sản thuộc đối tượng phải dừng, tạm dừng cấp Giấy phép thăm dò, chỉ được triển khai cấp phép khi có chỉ đạo của Thủ tướng.
DN Việt bán giấy phép cho TQ
Trước đó, phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản (Bộ TNMT) cho rằng, những năm về trước việc khai thác khoáng sản nở rộ như hoa. Thống kê của năm 2010 cho thấy cả nước có đến 5.000 giấy phép khai khoáng được cấp cho hơn 2.000 doanh nghiệp.
Thế nhưng rất nhiều doanh nghiệp sau khi có giấy phép khai khoáng đã tìm cách bán lại cho đối tác khác.
“Đơn cử như ở phía Bắc có đến hơn 60% mỏ có dấu vết của các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc. Người Trung Quốc gần như đứng đằng sau điều hành việc khai khoáng của chúng ta” - báo Tuổi trẻ dẫn lời ông Thuấn khẳng định.
Theo giới chuyên gia kinh tế, bi kịch của chúng ta hiện nay chính là chúng ta có "vốn” nhưng lại không biết biến nguồn vốn đó thành lợi nhuận cao mà chỉ nhăm nhăm "bóc ngắn cắn dài”, đó là vì chúng ta thiếu công nghệ, thiếu chất xám.
Chỉ cần lấy ví dụ về câu chuyện nhập khẩu than, đủ để minh chứng điều đó.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, từ năm 2009 đến 2011, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 2,1-2,6 triệu tấn khoáng sản các loại (không kể than, dầu thô) chủ yếu sang Trung Quốc và chỉ mang lại giá trị 130-230 triệu USD.
Năm 2012, lượng khoáng sản xuất đi giảm, chỉ còn gần 800.000 tấn, bằng đường chính ngạch. Nếu cộng cả số xuất lậu, xuất qua đường biên mậu, số lượng còn lớn hơn nữa.
Trước thực tế nhiều loại khoáng sản của Việt Nam, đặc biệt là than và bauxite đều có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, trả lời Đất Việt, ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương cho rằng:
"Trung Quốc đúng là hiện nay đang nhập khẩu than của Việt Nam nhiều nhất nhưng như tôi đã nói chúng ta bán theo phương thức đấu giá nên rủi ro khách hàng rất khó xảy ra".
Không chỉ riêng than là mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu nhiều, mới đây Hiệp hội Thép Việt Nam bằng thu thập của mình có báo cáo Chính phủ và Bộ Công thương về việc xuất lậu quặng sắt sang Trung Quốc, đặc biệt có sự chênh lệch về số lượng và giá quặng sắt của Hải quan Trung Quốc đều cao gấp đôi so với thống kê của Hải quan VN.
TS. Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm - Titan, Tổng Công ty Khoáng sản VN (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản VN - Vinacomin) cho biết: "Việc xuất lậu quặng sắt đúng là vấn đề trầm trọng, gây nhức nhối. Tôi tin, tình trạng xuất lậu xảy ra qua nhiều tuyến khác nhau, không chỉ có đường bộ còn đường sông, xuất lậu qua các tuyến đường tiểu ngạch rất nhiều.
Trong ngành luyện kim màu, cũng diễn ra tình trạng tương tự. Với quặng sắt, xuất lậu qua các cửa khẩu khó khăn, các đối tượng xuất lậu cho quặng đi đường sông ra biển rồi sang Trung Quốc".