Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
( Ảnh minh họa )
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu phủ nhiều lớp ống nano carbon lên một màng nhựa polycarbonate để tạo ra một vật liệu có thể chuyển động khi gặp ánh sáng.
Theo trưởng nhóm nghiên cứu Ali Javey, phó giáo sư khoa học máy tính và kỹ thuật điện tại Đại học California, chỉ trong tích tắc, các ống nano hấp thụ ánh sáng, chuyển đổi nó thành nhiệt và đẩy lượng nhiệt này lên bề mặt của màng polycarbonate. Khi tiếp xúc với nhiệt, màng nhựa giãn nở, trong khi các lớp nano vẫn giữ nguyên hiện trạng, khiến vật liệu bị uốn cong.
Phó giáo sư Javey cho biết ưu điểm của vật liệu mới là nó dễ chế tạo và rất nhạy với ánh sáng cường độ thấp. “Một tia sáng lướt qua cũng đủ tạo ra phản ứng. Chúng tôi hình dung về những tòa nhà thông minh và tiết kiệm năng lượng ở tương lai, trong đó, những rèm cửa làm từ vật liệu mới có thể tự động đóng hoặc mở vào ban ngày”, ông dẫn chứng.
Ngoài ra, các ứng dụng tiềm năng khác của kỹ thuật mới còn bao gồm những động cơ vận hành bằng ánh sáng và robot di chuyển theo hướng có ánh sáng hoặc tránh xa ánh sáng.