Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh: Nhà du hành vũ trụ Jack Schmitt đào xới đất trên bề mặt mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 17 năm 1972
Trong chiến lược thăm dò không gian sắp tới dựa trên nguồn lực tại chỗ, chủ yếu là nguồn nhiên liệu tên lửa, các nhà nghiên cứu cho rằng lựa chọn khả thi nhất cho các cuộc thám hiểm của con người đến, cũng như trở về, sao Hỏa trong tương lai cần phát triển theo hướng “sử dụng nguồn lực tại chỗ” (hay gọi tắt là IRSU), để tiết kiệm chi phí khổng lồ phục vụ những chuyến đi tốn kém này.
“Có những thứ (như nước, không khí hoặc nhiên liệu đẩy) không cần phải khởi động từ Trái Đất. Để thực hiện điều đó, chúng tôi cần phát triển một thiết bị thông minh để thực hiện một số công việc hoặc cung cấp cho phi hành đoàn một số khả năng sử dụng nguồn lực tại nơi dừng chân khảo sát”, nhà địa chất học Paul Spudis của Viện Mặt trăng và Hành tinh ở Houston, cho biết.
Và ISRU đầu tiên dự kiến sẽ được thử nghiệm trong không gian vào năm 2018 sau khi NASA đã dò thám hơi nước và các chất dễ bay hơi khác trên mặt trăng.Nếu có hơi nước, nó sẽ được tái ngưng tụ để tạo thành giọt nước.
Sau đó, ISRU thứ hai trên con tàu tiếp theo đến sao Hỏa của NASA dự kiến sẽ cho ra mắt vào năm 2020. Các thiết bị thông minh sẽcó nhiệm vụ lọc bụi và các hạt khác trong thành phần CO2 từ bầu khí quyển để chế biến thành oxy cung cấp cho các phi hành gia.
“Có nhiều vấn đề cần phải lường trước”, Spudis nói, “Khi ở trong không gian, trên mặt trăng hoặc trên sao Hỏa, chúng tôi cần nắm chắc rằng mọi thử nghiệm trùng khớp với môi trường thực tế và không có tác động nào sẽ cản trở quá trình sản xuất nước và oxy tại nơi nghiên cứu”.
Nếu thành công, các nhà khoa học hy vọng công nghệ ISRU sẽ phát triển hoàn thiện và thực hiện tốt sứ mệnh của mình trong công nghệ không gian tương lai của loài người.