Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
( Ảnh minh họa )
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, việc phát triển sinh vật cảnh trong nước còn mang tính đại trà, không có sự liên kết giữa người nông dân với các đầu mối thương lái nên sản phẩm của nhà vườn bị chén ép giá, không có khả năng cạnh tranh với những sản phẩm khác. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ người nông dân sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, phát triển ngành sinh vật cảnh bền vững.
Theo PGS-TS Trần Hợp, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Dịch vụ sinh vật cảnh (Hội Sinh vật cảnh TP. HCM), ngành sinh vật cảnh nước ta đang từng bước phát triển, nhất là khi mức sống của người dân được nâng cao nên nhu cầu sử dụng, thưởng lãm hoa, cây cảnh hay sinh vật cảnh nói chung ngày càng tăng. Đa số các giống hoa của nước ta hiện chủ yếu nhập từ nước ngoài vì giống to, đẹp và cho năng suất cao trong khi giống hoa trong nước ít, chưa đạt chất lượng. Vì vậy, ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương, các tổ chức hội Sinh vật cảnh cần quan tâm sát sao hơn đến người nông dân, nhà vườn trong việc hướng dẫn, hỗ trợ sản xuất cũng như tìm kênh phân phối sản phẩm. Các trung tâm nghiên cứu sinh vật cảnh cũng cần tập trung nghiên cứu những giống hoa mới lạ, đạt năng suất và chất lượng, mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Để hỗ trợ người nông dân trong việc phát triển ngành sinh vật cảnh đô thị làm mũi nhọn, ông Lưu Quang Úy, Kỹ sư nông nghiệp (Hội Sinh vật cảnh TP.HCM) cho rằng, Nhà nước và người nông dân nên phối hợp tổ chức sản xuất cây trồng theo từng vùng, địa phương để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Không nên trồng đại trà mà phải quy hoạch trồng theo vị trí địa lý, khí hậu phù hợp với cây trồng đó để cho năng suất cao. Ngành nông nghiệp cần có bộ phận nghiên cứu thị trường, sản xuất theo mùa vụ, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng, song song đó là nghiên cứu và công bố những phát minh mới về nâng cao năng suất và giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Trên địa bàn TP.HCM hiện có khoảng 500-600 hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm sinh vật cảnh (gồm hoa lan, cây cảnh, giống sinh vật cảnh, nông nghiệp sinh thái…) với diện tích khoảng 2.000 ha, chủ yếu tập trung ở các quận, huyện như Củ Chi, Bình Chánh, Thủ Đức, Hóc Môn, Quận 12…
Theo Đề án phát triển sinh vật cảnh đã được UBND TP.HCM phê duyệt, định hướng đến năm 2020 diện tích sinh vật cảnh sẽ đạt 6.000-7.000 ha, chiếm 14-17% diện tích đất trồng trọt của thành phố. Phấn đấu đến năm 2025, ngành sinh vật cảnh thành phố trở thành một ngành kinh tế sinh thái, phát triển toàn diện có trình độ và tương đương với các nước trong khu vực với diện tích 9.000 ha, chiếm 21% diện tích đất nông nghiệp của TP.HCM. Trên cơ sở đó, các hộ nông dân, nhà vườn sẽ được hỗ trợ nguồn vốn, nâng cao kiến thức, áp dụng các công nghệ hiện đại hơn để sản xuất các sản phẩm chất lượng cao.
Theo nhiều nhà vườn, với chủ trương tăng nhanh diện tích trồng hoa thì trong thời gian tới cũng phải tính đến khả năng tiêu thụ. Ông Nguyễn Thanh Hải, chủ vườn lan Thanh Phương cho biết, hiện nay, hầu hết các nhà vườn phải nhập giống hoa từ nước ngoài với giá thành khá cao. Do đó để hỗ trợ cho các nhà vườn, Nhà nước nên sớm tổ chức nghiên cứu, ứng dụng sinh học để có thể cung ứng ngay nguồn gốc lan đảm bảo chất lượng. Có như vậy mới nâng cao giá trị các sản phẩm sinh vật cảnh trong nước. Như vậy, nhu cầu nguồn giống hoa cảnh, đặc biệt là hoa lan trong thời gian tới là rất lớn. Do đó, để hoa lan có thể phát triển một cách bền vững, Nhà nước đã chú trọng đến phát triển nguồn giống hoa lan. Từ năm 2006, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã tiến hành sưu tập, khảo nghiệm, chọn lọc và nhân nhanh các loại cây trồng kháng khuẩn, chất lượng tốt. Mới đây, đơn vị cũng vừa đưa vào sử dụng khu nhà kính, nhà lưới, nuôi cấy tế bào thực vật hiện đại trên diện tích 23 ha, có khả năng nhân giống trên 2 triệu cây giống cấy mô các loại/năm.
Theo TS. Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM, đến nay đơn vị đã sưu tập, bảo quản và nhân giống hơn 330 giống hoa lan, trong đó có 111 giống lan rừng Việt Nam, bước đầu phục vụ cho chương trình phát triển hoa, cây cảnh của thành phố…