Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Tổ chức chống săn cá voi Sea Shepherd cho biết các ngư dân đã lựa chọn 52 cá heo để bán cho các công viên nước và một số khách hàng, trong số đó có một cá heo con bị bạch tạng quý hiếm. Mẹ của con cá heo con này được cho là đã tự sát sau khi đứa con bị “giằng khỏi tay” mình.
Cá heo mẹ tự sát sau khi bị tách khỏi đứa con. Ảnh: SEA SHEPHERD
Trong một số trường hợp, nhiều con liên tục đập đầu vào mặt kính của bể nuôi cá hoặc đơn giản là ngừng thở. Viết trên trang web của mình, Sea Shepherd cho biết: “Tình nguyện viên của chúng tôi đã chứng kiến cá heo mẹ đau buồn, tìm kiếm đứa con trước khi trầm mình và không bao giờ nổi lên”.
Cựu huấn luyện viên cá heo Ric O’Barry, đồng thời là người sáng lập Dự án vì cá heo, nói: “Có thể mọi người không tin tôi nhưng cá heo thực sự đã hành động như thế. Không có gì đau đớn bằng khi một con cá heo bị lấy mất đứa con”. Đó là vì cá heo là loài động vật thông minh và có mối liên hệ gia đình chặt chẽ. Các ngư dân cho biết đã giấu con cá heo con bên dưới một tấm bạt và chuyển nó vào Bảo tàng Cá voi Taiji. Trợ lý Giám đốc Tetsuo Kirihata cam kết “sẽ chăm sóc tốt cho cá heo con”.
Con cá heo con được chuyển vào Bảo tàng Cá voi Taiji. Ảnh: SEA SHEPHERD
Các nhà hoạt động môi trường đã theo dõi các hoạt động ở vịnh phía Tây Nam Nhật Bản. Nơi đây đang là tâm điểm của hoạt động săn cá heo hàng năm của cộng đồng Taiji. Ở phương Tây, việc săn bắt cá heo bị lên án rộng rãi nhưng Nhật Bản lại bào chữa cho hành động này đúng theo luật pháp và cho rằng việc giết thịt cá heo không khác gì giết thịt các động vật khác.