Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Việt Nam cũng đang nổi lên như một điểm đến quan trọng của ngành điện tử -Ảnh minh họa
Châu Á trung tâm của các nhà máy gia công
Theo thống kê, dự trữ ngoại hối của châu Á bằng 2/3 khối lượng dự trữ của toàn cầu năm 2012 và Châu Á trở thành nhà xuất khẩu vốn ròng lớn cho các nước trên thế giới. Trong đó, Đông Á là khu vực sản xuất chiếm tỷ khoảng 1/3 thương mại toàn cầu, và gần một nửa liên minh thương mại nằm ở đây.
Công nghiệp điện tử ở chấu Á đã thay đổi mô hình sản xuất, trong các công ty đã bắt đầu sản xuất “trọn gói” từ các con chíp cho đến phần mềm (IBM, Fujitsu, và Siemens) - Liên kết chiều dọc.
Phát triển công nghiệp điện tử ở châu Á đang đi theo xu hướng: ngành may mặc được xem như là công đoạn cuối của lắp ráp điện tử - giá trị thấp (thâm dụng lao động) chuyển sang công đoạn đầu tư vốn mang lại giá trị cao (như Fab).
Cũng từ đó nổi lên vấn đề nhà thầu phụ và các nhà máy gia công. Trong những năm của thập kỷ 1990 đã phát triển hệ thống các nhà lắp ráp phụ - (nhà máy gia công). Công lắp ráp, giá trị thấp sẽ được dịch chuyển đến các vùng có lương thấp. Các nhà máy này đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất và ước tính đóng góp khoảng 20% trong chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu của công nghiệp điện tử.
Theo thống kê Châu Á đóng góp khoảng 50% cho sản xuất điện tử toàn cầu, các nhà máy gia công điện tử ở châu Á đóng góp 360 tỷ đô la cho thị trường điện tử toàn cầu vào năm 2011 tăng hơn so với năm 2008 ( 321 tỷ USD). Dẫn đầu là các nhà máy gia công ở Đông Nam Á cho Đài Loan.
Sản xuất điện tử trở thành ngành sản xuất chính ở Malaysia, Philippines, Singapore, Đài loan, Nhật Bản, Hàn quốc, Trung quốc và đặc biệt ở Việt Nam
Đối với Philippines và Malaysia đóng góp 50%- 70% cho kim ngạch xuất khẩu .
Điện tử bao gồm cả sản xuất phần cứng chiếm khoảng 20-30% trong giá trị xuất khẩu của Thái lan và Ấn độ.
Công nghiệp điện tử Trung Quốc lớn nhất trong khu vực châu Á và (vượt qua Nhật Bản năm 2004) và gấp khoảng 3 lần các nước sản xuất điện tử khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam cũng đang nổi lên như một điểm đến quan trọng của ngành điện tử
Kim ngạch xuất khẩu điện tử của Việt Nam bao gồm máy tính, điện thoaị di động, máy ảnh và các linh kiện tăng gần 90% trong năm 2012 đạt mức 22,25 tỷ đôla chiểm khoảng 20% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2010 Tập đoàn Intel đầu tư nhà máy sản xuất con chíp tại TPHCM trị giá 1tỷ đô la.
Tập đoàn Samsung và LG – hai nhà sản xuất khổng lồ của Hàn Quốc đã sản xuất điện tử tại Việt Nam.
Canon, bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất máy in lazer lớn nhất thế giới tại huyện Quế Võ- Khu CN phía bắc của tỉnh Bắc Ninh.
Ngoài ra còn một số tập đoàn khác như Nokia, Canon, Foxconn, Jabil Brothe...
Những vấn đề lao động cơ bản
Tuy nhiên, chính sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp điện tử ở châu Á kéo theo nhưng vấn đề về lao động khác.
Chuỗi nhà thầu phụ phức tạp và hệ thống lắp ráp sản phẩm được thực hiện trong khu vực phi chính thức, sử dụng nhiều lao động và không có sự bảo đảm.
Lao động khu vực phi chính thức cũng được sử dụng rộng rãi trong khu vực chính thức - hợp đồng, nhân viên…
Toàn bộ ngành công nghiệp chống lại công đoàn và áp dung các biện pháp trừng phạt bất kỳ hành động nào liên quan đến công đoàn. “Says: no union”.
Bên cạnh đó các ngành công nghiệp sạch và xanh chưa được chú trọng.
Các nhà máy, khu công nghiệp không ngăn chặn và “phủ khói” cho các ảo ảnh về nền công nghiệp sạch. Mà tập trung ở đây chủ yếu là nền công nghiệp hóa chất. Thiếu sự chẩn đoán bệnh nghề nghiệp chính xác và các nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe thực sự đang được che dấu.
Ngoài ra, công nhân thường xuyên tiếp xúc và bị phơi nhiễm các loại hóa chất độc hại : benzen, a xê tôn, tricloetylen, các thùng chứa hóa chất không được dán nhãn. Có thể các quy định về vấn đề an toàn lao động này có các văn bản pháp luật quy định nhưng không được thực thi và một phần người lao động không nhận thức được đầy đủ các mối nguy hại từ công việc của mình.
Chất thải điện tử: Mỗi năm cả thế giới phát sinh hàng triệu tấn chất thải điện tử. Châu Á vừa là nhà sản xuất vừa là người tiêu thụ vì thế trở thành trung tâm phát thải . Gaiyu, ở Trung Quốc là khu vực xử lý chất chất thải điện tử lớn nhất Châu Á. Khoảng 100,000 người đang tái chế chất thải nguy hại, số lượng này đang có sự thay đổi vì tác động của sự di cư.
Mối nguy hại cho sức khỏe: Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử dẫn tới rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe người lao động.
• A xít trong quá trình ăn mòn, làm sạch thiết bị
• Chất khí dễ cháy nổ
• Hơi khí độc
• Hỗn hợp khí độc- dễ nổ
• Dung môi trong quá trình làm sạch, mạ, phủ kim loại, quá trình quang hóa
• Vấn đề về tư thế làm việc và sự thích nghi
• Nhiệt độ cao1200oC
• Điện từ trường cao: 400KV
• Tia laze,tia cực tím, và phóng xạ
• Các chất làm lạnh…
Theo báo cáo của ILO.2010: “Ước tính khoảng 2,34 triệu người bị chết liên quan đến tai nạn hoặc bệnh liên quan đến nghề nghiệp năm 2008. Trong đó có khoảng 2,02 triệu người chết do các loại bệnh và 321,000 người bị tai nạn lao động. Như vậy bình quân mỗi ngày có khoảng 6,300 người bị chết liên quan đến công việc”. riêng ở khu vực châu Á có khoảng 1.1 triệu người bị chết liên quan đến công việc. Tuy nhiên đây chỉ là những con số ước tính nổi lên từ “tảng băng chìm mà thôi”.
Trong những năm gần đây sự tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh chóng của châu Á thật đáng kinh ngạc. Đặc biệt là sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử. Tuy nhiên, chính sự phát triển này đưa ra nhiều vấn đề về lao động rất phức tạp.