Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Bà Nguyễn Thị Phan (60 tuổi, TP HCM) nhập bệnh viện Chợ Rẫy do hai bàn chân đau, tê, mất cảm giác, lở loét lan rộng sau một lần cắt lẹm móng chân. Khi xét nghiệm máu và được chỉ định tháo khớp bàn chân, bà mới biết mình bị đái tháo đường lâu năm.
Loét chân chỉ là một trong nhiều biến chứng bệnh gây ra. Cùng điều trị ở khoa Nội tiết với bà Phan, nhiều người bị biến chứng rất nặng như liệt dạ dày, chảy máu đáy mắt, mù hoặc suy thận... Các bệnh nhân này bị tiểu đường hàng chục năm mà không thấy triệu chứng, cho đến khi nhiều biến chứng xuất hiện.
Loét chi ở bệnh nhân đái tháo đường.
Phó giáo sư Phạm Song, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới (8-20% một năm). Hơn 60% người tiểu đường không biết mình mắc bệnh. Nguyên nhân là hầu hết người bệnh trải qua giai đoạn mắc bệnh không có triệu chứng nào. Họ thường nhập viện khi tiểu đường đã gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, biến chứng nặng.
Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2008, Việt Nam có khoảng 4,5 triệu người mắc bệnh tiểu đường, tương đương 5% dân số, tập trung nhiều ở thành phố lớn, khu công nghiệp. Hơn 12% dân số đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường. Đây được coi là giai đoạn “cửa sổ” của bệnh, khi mức đường huyết cao hơn ngưỡng bình thường, nhưng chưa đủ để chẩn đoán. Tiền đái tháo đường có thể kiểm soát thông qua việc điều chỉnh lối sống. Tuy nhiên, phần lớn người có nguy cơ mắc bệnh đều không biết. Đây là lý do khiến hầu hết người có đường huyết nằm trong ngưỡng tiền đái tháo đường đều tiến triển sang giai đoạn 2 trong vòng 10 năm. 50% trong số đó sẽ có nguy cơ bị tim mạch hoặc đột quỵ.
Bác sĩ Ngô Thế Phi, Trưởng khoa nội tiết Bệnh viện Thủ Đức TP HCM cho biết, người trên 45 tuổi, người béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, thai phụ sinh con lớn hơn 4 kg... đều nằm trong nhóm nguy cơ bị tiền đái tháo đường. Những người này cần xét nghiệm đường huyết ở các cơ sở y tế để phát hiện và tầm soát bệnh ngay từ sớm.
Thạc sĩ Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật Đại học Dược Hà Nội chia sẻ, dân gian sử dụng dây thìa canh (Gymnema sylvestre) để trị bệnh đái tháo đường. Cây thuốc này đã được sử dụng hàng nghìn năm ở Ấn Độ với tên gọi Gurma buuti (kẻ hủy diệt đường). Ở Việt Nam, cây thuốc này được phát hiện từ năm 2006, nằm trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ.
Vùng nguyên liệu dây thìa canh (Nam Định). Dược liệu này có mặt trong sản phẩm Diabetna.
Theo thạc sĩ Ơn, kết quả nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội đã được ứng dụng để chọn lọc, trồng và thu hái vùng nguyên liệu dây thìa canh theo tiêu chuẩn quốc tế (GACP) tại các tỉnh Nam Định, Thái Nguyên. Trồng và thu hái dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP là mô hình nên được nhân rộng, bởi khi thực hiện theo các quy trình chuẩn, hàm lượng hoạt chất của dược liệu sẽ ổn định, đảm bảo chất lượng điều trị.
Tác dụng của dây thìa canh và hiệu quả của mô hình vùng nguyên liệu chuẩn quốc tế được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao trong nhiều hội thảo khoa học. Các chuyên gia nhận định loại thuốc dân gian này mở ra hướng mới trong điều trị tiểu đường và biến chứng.
Bác sĩ Hoàng Hiệp (Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội)