Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
10. Cưỡi trên lưng một loài vật khác
Đừng nghĩ ngồi trên sinh vật khác để di chuyển là chuyện dễ làm. Theo các nghiên cứu cho thấy, ngoài con người cưỡi trên lưng ngựa, chỉ có một trường hợp duy nhất là spring tail, một loại côn trùng cưỡi trên lưng một loài phù du. Chúng đã sử dụng ăng-ten để bám dính vào cánh của loài phù du trong những chuyến đi của mình. Nhưng rất tiếc, nó được biết đến từ một mẫu hổ phách cách đây16 triệu năm.
9. Kinh nghiệm xây dựng tổ ấm
Giống như con người khi tìm kiếm một ngôi nhà mới, các loài kiến Temnothorax rugatulus cũng cân nhắc thật kĩ khi tìm kiếm một nơi ở mới. Chúng thích một lối vào nhỏ và không có nhiều ánh sáng. Dù sống theo đàn với số lượng lớn nhưng kinh nghiệm và sự đồng thuận cao giúp chúng chung sống hòa bình tại những nơi chúng đã chọn làm “nhà”.
8. Chuồn chuồn chọn lọc những gì cần chú ý và không cần chú ý
Con người muốn đạt hiệu quả cao trong công việc thì cần tập trung chăm chú vào một nhiệm vụ duy nhất. Bộ não có thể đóng cửa những thông tin không cần thiết là một đặc điểm chỉ có ở các loài linh trưởng. Và loài chuồn chuồn.
Để kiểm chứng, các nhà khoa học đã tiến hành đặt bộ cảm biến trong não của một con chuồn chuồn (các cảm biến mỏng hơn 1.500 lần so với một sợi tóc người) và theo dõi hoạt động khi nó săn mồi. Nếu có nhiều hơn một mục tiêu, não của chuồn chuồn sẽ nhanh chóng chọn một và hành động như thể các mục tiêu khác không tồn tại. Khám phá bất ngờ này sẽ giúp ích chúng ta hiểu biết về khoa học thần kinh cũng như phát triển tầm nhìn cho robot thông minh.
7. Ong với khả năng liên tưởng và tính toán đáng kinh ngạc
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy ong có khả năng xử lý các khái niệm trừu tượng và giải quyết công việc tính toán phức tạp để tìm ra quãng đường ngắn nhất khi di chuyển kiếm ăn. Nếu con người hiểu được cách ong quản lý thông tin trong bộ não nhỏ bé của mình thì tiềm năng cải thiện cách chúng ta xây dựng trí tuệ nhân tạo cũng sẽ không còn là một vấn đề khó khăn.
6. Dế xứng danh hiệp sĩ
Quan sát dế trong môi trường hoang dã tự nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng dế trống luôn là những hiệp sĩ của dế mái. Khi phát hiện có nguy hiểm, dế trống sẵn sàng đợi dế mái chui vào hang an toàn rồi mới chui vào sau. Hành động “ga lăng” này đồng nghĩa với việc dế trống sẽ gặp nguy hiểm nếu không chui vào kịp. Tuy vậy, sự hi sinh này có lẽ xuất phát từ động cơ liên quan đến việc duy trì nòi giống.
5. Ong bị stress
Ong cũng giống như con người, cũng có lúc bị căng thẳng, lo âu.
Trong một cuộc thí nghiệm, một bầy ong lớn đứng giữa 2 sự lựa chọn: một chất lỏng chứa đường và một chất lỏng chứa quinine với hai mùi hỗn hợp khác nhau. Chất lỏng chứa đường ngọt ngào được trộn 1 phần hexanol và 9 phần octanone còn chất lỏng quinine được trộn theo tỷ lệ ngược lại. Điều này thực sự đã khiến bầy ong do dự, hoang mang và căng thẳng.
4. Phản ứng với chất cocaine
Các nhà khoa học từ Đại học Macquarie, Sydney, đã quyết định cho một bầy ong dùng chất cocaine rồi so sánh hành vi của chúng với một bầy ong tỉnh táo, không dùng chất cocaine. Và kết quả thu được là loại thuốc này ảnh hưởng đến bầy ong khá nhiều theo cùng một cách nó ảnh hưởng đến con người.
3. Dế cũng chịu áp lực trên sàn đấu
Dế trống rất hào hoa và lịch thiệp với dế mái nhưng khi đối mặt hai dế trống với nhau, chúng tỏ ra rất hung dữ và hiếu chiến. Do đó mà chọi dế trở thành một môn thi đấu phổ biến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ít ai phát hiện ra rằng, dế chiến sẽ chiến đấu khó khăn hơn hoặc nhảy điệu nhảy chiến thắng tưng bừng hơn nếu chúng biết mình đang được đồng loại theo dõi bên dưới “khán đài”.
2. Gián chịu khó vệ sinh cá nhân
Dù không gớm giếc và hôi thối như nhện và chuột nhưng gián cũng là loài bị con người xua đuổi. Nhưng bất chấp những định kiến, gián vẫn chịu khó làm sạch bản thân, hoặc ít nhất là râu của nó bằng cách kéo râu vào miệng rồi dùng chân trước vuốt sạch bụi bặm.
1. Kiến có giáo viên giảng dạy
Động vật thường được biết là sao chép lẫn nhau để học cách cư xử. Tuy nhiên, học và sao chép là khác nhau hoàn toàn. Và kiến là ví dụ đầu tiên có tổ chức giảng dạy chính thức trong giới động vật. Bằng chứng là trong quá trình tìm kiếm thức ăn, “kiến giáo viên” và “kiến học sinh” chạy song song nhau để tiện cho việc kèm cặp hoặc “kiến giáo viên” chạy phía trước,“kiến học sinh” chạy theo sau. Nếu muốn truyền tải “kiến thức” hoặc “thắc mắc” điều gì, chúng sẽ chạm vòi dẫn tín hiệu vào nhau. Toàn bộ quá trình này giúp đội ngũ kiến có kĩ năng làm việc hiệu quả hơn các loài khác rất nhiều.