Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Các loại phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế Trung Quốc (MoH) – phối hợp cùng sáu bộ ngành khác - công bố hôm 13/5, cấm sử dụng từ nay trở đi gồm benzoyl peroxide, calcium peroxide and methanol. Các loại phụ gia này đều thuộc nhóm tẩy trắng thực phẩm vốn được dùng ở Trung Quốc từ hơn 20 năm nay.
Bột tẩy trắng benzoyl peroxide và calcium peroxide từng gây quan ngại ở TQ về vấn đề phụ gia thực phẩm
Thực ra, từ đầu tháng 5-2011, hai trong số bốn phụ gia ấy đã được MoH ban hành lệnh cấm. Đó là benzoyl peroxide và calcium peroxide. Lâu này thường được dụng trong chế biến tẩy trắng lúa mì và bột mỳ, nhưng gần đây được nhiều nước công nghiệp loại hẳn vì nghi ngờ tính độc hại của chúng.
Còn lý do cụ thể khiến Trung Quốc cầm là bởi, theo MoH, các kỹ thuật chọn giống lúa mỳ hiện nay ở Trung Quốc đạt được việc tạo ra sản phẩm bột mỳ đủ độ trắng rồi, không cần phải viện đến các chất tẩy trắng nhân tạo nữa.
Các sản phẩm bột mỳ được làm trắng bởi hai hóa chất trên đang lưu hành trên thị trường được phép tiếp tục tiêu thụ cho đến khi hết hạn sử dụng ghi trên nhãn của chúng. Trung Quốc loại hai loại phụ gia này sau khi Liên minh Châu Âu đã thực hiện hành động tương tự từ năm 1997.
Tại Trung Quốc, phụ gia tẩy trắng benzoyl peroxide được dùng trong công nghiệp sản xuất bánh bao nhiều hơn cả, nhất là ở tỉnh Quảng Đông. Trước đây, bột mỳ tự nhiên có màu hơi vàng. Nếu để khoảng vài tuần, màu vàng tự nhiên ầy sẽ bị oxy hóa và bột mỳ trở nên trắng hơn. Tuy nhiên, do nhu cầu tiêu thụ lớn và con người hiện đại không đủ kiên nhẫn chờ đợi sự gia công của tạo hóa, các nhà sản xuất bánh bao ở Trung Quốc mới bắt đầu nghĩ đến dùng hóa chất để đẩy nhanh tiến độ từ năm 1986 đến nay.
Phải công khai hàm lượng phụ gia
Bên cạnh danh mục mới các phụ gia cấm sử dụng nêu trên, quy định mới về an toàn thực phẩm còn bao gồm, từ nay trở đi, tất cả các phụ gia phải được ghi rõ trên nhãn sản phẩm thực phẩm bao gồm cả tên và định lượng.
Nhà sản xuất còn được khuyến cáo ghi rõ cảnh báo trên nhãn nguy cơ dị ứng với loại thực phẩm mà họ sản xuất ra.
Ngoài ra, còn có quy định mới về các loại thực phẩm đồ ngọt, và về giới hạn độc tố nấm trong thực phẩm. Để tránh hiểu lầm cũng như lợi dụng sự không rõ ràng để lách, quy định sửa đổi lần này còn đưa ra định nghĩa cụ thể một loạt thuật ngữ lâu nay vẫn dùng. Chẳng hạn cụm từ “độc tố nấm” được định nghĩa là các chất chuyển hóa của nấm mốc có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe người và động vật.
Theo ông Trần Nhị, quan chức an toàn thực phẩm Bộ Y tế Trung Quốc, quy định mới còn cấm dùng phụ gia thực phẩm để che giấu các khuyết tật của thực phẩm.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc giải thích kỹ hơn. Chẳng hạn, từ nay trở đi, khi sử dụng phụ gia thực phẩm, không được che giấu thực phẩm bị ôi thiu biến chất, không được che giấu những khiếm khuyết chất lượng của chính thực phẩm đó; hoặc, trong quá trình chế biến, không được lấy việc pha trộn, làm giả làm mục đích sử dụng.
Trước đó, MoH của Trung Quốc cho phép hàm lượng tối đa của chất tẩy trắng benzoyl peroxide trong mỗi kilogram bột mỳ là 0,06 gram. Hàm lượng này được cho là thấp hơn nhiều so với quy định chung. Theo Ủy ban Thực phẩm CODEX, một tổ chức thành lập từ năm 1963 bởi Tổ chức Nông-Lương của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), benzoyl peroxide cho phép là 0,075 gram/kg bột mỳ. Quy định sửa đổi liệt kê danh mục 2341 phụ gia được phép dùng bao gồm phụ gia thực phẩm, phụ gia hỗ trợ chế biến, phụ gia tạo dính, và các loại gia vị |