Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Đời sống hàng ngàn hộ dân Đắk Nông cải thiện nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

(08:38:35 AM 27/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Trong đó, năm 2012 và 2013, Quỹ phát triển rừng tỉnh Đắk Nông đã chi trả dịch vụ rừng cho các chủ rừng là hộ gia đình, các tổ chức và doanh nghiệp quản lý và bảo vệ rừng hơn 88 tỷ đồng; kế hoạch 2014, chi trả dịch vụ này là hơn 52 tỷ đồng.

 

( Ảnh minh họa )

 

Tỉnh Đắk Nông có tổng diện tích rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng là trên 197.698 ha. Tại lưu vực sông Sêrêpốk có 12 nhà máy thủy điện và 3 cơ sở sản xuất cung ứng nước sạch; lưu vực sông Đồng Nai có 33 nhà máy thủy điện, 6 cơ sở sản xuất, cung ứng nước sạch. Theo đó, với mức thu phí dịch vụ môi trường rừng đối với nhà máy thủy điện là 20 đồng/kw giờ điện thương phẩm và 40 đồng/m3 nước thương phẩm tại các cơ sở sản xuất nước và cung ứng nước sạch. Các đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng chủ yếu gồm: chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, buôn được Nhà nước giao đất, giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng; các chủ rừng là tổ chức, đơn vị được Nhà nước giao đất, giao rừng, cho thuê đất rừng để quản lý, bảo vệ, thực hiện các dự án đầu tư sản xuất nông - lâm nghiệp. Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho 1 ha rừng quy đổi trong một năm cụ thể như: tại lưu vực sông Sêrêpốk là 160.000 đồng/ha/năm; lưu vực sông Đồng Nai là 286.000 đồng/ha/năm. Còn đơn giá hỗ trợ cho các tổ chức không phải là “chủ rừng” nhưng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng là 209.000 đồng/ha/năm. 


Tỉnh Đắk Nông có chính sách khuyến khích các chủ rừng là tổ chức trồng rừng tập trung triển khai trên diện tích mà các đơn vị đang quản lý; còn đối với những diện tích đất do địa phương và các hộ dân quản lý thì trồng rừng theo hình thức nông - lâm kết hợp ở lưu vực các nhà máy thủy điện. Tỉnh Đắk Nông thực hiện tốt việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số; hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng bị tàn phá để làm rẫy và phát triển rừng bền vững; bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản; giúp hàng ngàn hộ dân sinh sống gần rừng có thêm thu nhập, cải thiện mức sống và xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân địa phương. 
 
Trần Hữu Hiếu ( TTXVN )