Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Thủy tinh làm từ đường

(17:43:41 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trong tương lai, một loại hợp kim đa chất (viết tắt là PMMA) được biết đến như là thủy tinh acrylic có thể được làm từ nguyên liệu tự nhiên như đường, rượu hoặc axit béo. Hiện thị trường thế giới có hơn 3 triệu tấn nhựa đa hợp kim được sản xuất theo công nghệ này, tương đương với 4 tỉ euro

 

 

Các nhà khoa học thuộc đại học Duisburg-Essen và Trung tâm nghiên cứu môi trường Helmholtz (UFZ) đã tìm thấy một loại enzyme thuộc một chủng vi khuẩn, được sử dụng trong công nghệ sinh học có thể tạo thành một loại hợp kim đa chất (PMMA).

 

PMMA phát triển vào năm 1928 và ngày nay được sản xuất với số lượng lớn. Nó thường được biết đến như là thủy tinh acrylic, vì chủ yếu được dùng như một loại kính không vỡ, nhẹ, thay thế cho thủy tinh, ví dụ như trong kính bảo ôn hoặc đèn xe.

 

PMMA chống lại được tia UV, gần như trong suốt và trọng lượng thấp có thể thay thế kính truyền thống. Các chuyên gia dự đoán rằng nhu cầu thủy tinh acrylic sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai, ví dụ đối với quang điện

Các ngành công nghiệp hóa chất trên toàn thế giới đang tìm kiếm một quá trình sinh học phù hợp. Do đó trong tương lai, nguyên vật liệu tái sinh cũng có thể được sử dụng như một cơ sở  để tổng hợp một loại nhựa đa hợp kim.

 

Các đột biến hiện nay được cung cấp các giải pháp là một loại enzyme có thể thay đổi một nhóm chức năng từ một vị trí khác trong phân tử.

 

Khi còn làm việc tại khoa Môi trường – Sinh học, Tiến sĩ Thore Rohwerder (một trong ba ứng cử viên cho giải thưởng nghiên cứu Châu Âu Evonik do Hiệp hội các nhà tài trợ khoa học Đức khởi xướng nhằm mục đích khuyến khích các nhà nghiên cứu trẻ dám mạo hiểm ứng dụng những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm từng bước tiến tới thương mại) và cố vấn của ông Tiến sĩ Roland H. Müller đã phát hiện ra các enzyme trong một chủng vi khuẩn phân lập đang tìm kiếm các vi khuẩn gây ô nhiễm để phá vỡ.

 

Tính công nghiệp quan trọng của phát hiện này là nếu nhìn toàn diện, có thể thấy được 10 phần trăm cho sản xuất nhựa đa hợp kim là bằng công nghệ sinh học.

 

Người ta ước tính, sẽ phải mất khoảng  bốn năm nữa để thiết lập hệ thống vi khuẩn trong một quy trình hoạt động công nghệ. Trong khoảng 10 năm qua một quy trình công nghệ như vậy cho doanh thu hàng năm từ 150-400 triệu euro.

Theo Tạp Chí Kính&Kiến Trúc