Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa IE
Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 gồm 14 chương, 212 điều vừa được Quốc hội thông qua đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Một số nội dung đổi mới quan trọng như: Quy định cụ thể người chịu trách nhiệm trước Nhà nước đối với việc sử dụng đất; bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm như sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền; nâng cao thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân từ 20 năm lên 50 năm...
Tại hội nghị, nhiều ý kiến đóng góp cho bốn dự thảo quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) như: Nghị định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; Nghị định quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giá đất; Nghị định về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Nghị định về chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thủ tục hành chính về đất đai, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Theo đó, nhiều ý kiến đề nghị tăng mức xử phạt hành chính để đảm bảo tính răn đe, các hành vi vi phạm hành chính sẽ chỉ bị thu hồi đất nếu không chấp hành án phạt hoặc tái phạm; cần tách bạch quy định về chế độ sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận trong khu chung cư…
Tổng kết hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Mạnh Hiển đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu cho dự thảo các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (sửa đổi) và nhấn mạnh: Đây là bộ luật hết sức quan trọng, để luật đi vào đời sống, đáp ứng yêu cầu quản lý, đảm bảo tính ổn định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người dân, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương.