Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Trong khi đó thế giới mặc nhiên coi việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để xây dựng kiến trúc xanh là một điều bắt buộc. Các chế tài xử lý ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng trên thế giới cũng rất chặt chẽ.
“Nhìn tổng thể, chúng ta vẫn chưa có một chế tài cụ thể nào cho việc khuyến khích các công trình được xây dựng theo mô hình kiến trúc xanh, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường cũng như các hướng dẫn chi tiết và đồng bộ”, Bà Thuận nói.
Trong danh mục tiêu chuẩn Việt Nam hiện nay, xem xét riêng các tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng, chúng ta có 31 tiêu chuẩn về xi măng và gia phụ xi măng; 24 tiêu chuẩn về cát sỏi; 42 tiêu chuẩn về gạch ngói; 57 tiêu chuẩn về bê tông vữa; 23 tiêu chuẩn về gỗ và gỗ xẻ; 8 tiêu chuẩn về bột màu và vecni; 4 tiêu chuẩn về gốm sứ vệ sinh; 26 tiêu chuẩn về kim loại; 25 tiêu chuẩn xây dựng về thủy tinh và kính trong xây dựng; 4 tiêu chuẩn về vật liệu lợp; và 17 tiêu chuẩn về vật liệu chịu lửa.
Tuy nhiên, theo bà Thuận, việc quy hoạch và hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng theo hướng tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện môi trường hiện vẫn chưa được nghiên cứu và đặt ra đúng với vai trò của nó trong xây dựng.
Trong khi đó, kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy quản lý tốt khâu thiết kế xây dựng công trình theo hướng sử dụng năng lượng có hiệu quả sẽ tiết kiệm được từ 20% – 30% năng lượng tiêu thụ trong khu vực này.
Còn theo bà Ngô Thị Tố Nhiên, Viện Ứng dụng Công nghệ thuộc Bộ Khoa học&Công nghệ, ở giai đoạn 1980 – 2007, mặc dù năng lượng tiêu thụ tăng hơn ba lần nhưng Việt Nam hoàn toàn tự chủ được các nguồn cung cấp năng lượng do thời điểm đó chi phí năng lượng tương đối thấp. Ở thời điểm đó việc phát triển khả năng cung cấp năng lượng là một thách thức nhưng vẫn có thể quản lý được. Tuy nhiên nếu nhu cầu năng lượng lại tiếp tục tăng gấp ba lần trong thập kỷ tiếp theo, đó sẽ là một thách thức quá lớn.
Việt Nam không thể phát triển các nguồn lực của mình một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu năng lượng mà sẽ phải dựa vào nguồn năng lượng nhập khẩu ngày càng nhiều, bao gồm cả than và dầu.
Theo bản chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển nguồn năng lượng mới và tái tạo ở Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn 2025, cơ cấu tiêu thụ năm 2025 đối với ngành công nghiệp là 37,7%; dân dụng 30,2%, giao thông vận tải 23,2%, dịch vụ 8%, và nông nghiệp 0,9%.
Bà Thuận nhấn mạnh: “Trước khi ứng dụng rộng rãi mô hình kiến trúc xanh trong tiết kiệm năng lượng, chúng ta cần có những khảo sát, chuẩn bị, nghiên cứu lý thuyết để ứng dụng hiệu quả chất và, đặc biệt, cần phải đưa ra một mô hình hợp lý để năng lượng được sử dụng hiệu quả, đảm bảo môi trường phát triển bền vững tại Việt Nam”
Theo bà Tố Như, năng lượng là một yếu tố cơ bản đồng hành với quá trình phát triển của các đô thị trong tương lai, năng lượng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và nền kinh tế, quyết định giá thành sản phẩm và gián tiếp tác động đến môi trường.
Do đó vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng ở Việt Nam nói chung và các đô thị trong tương lai nói riêng cần được đặt lên hàng đầu. Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam phải nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm năng lượng, và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.