Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh: Địa hình dốc ở Nepal như một bộ lọc tự nhiên để thử nghiệm hoa có thể tiến hóa khác nhau như thế nào ở những vùng khí hậu khác nhau.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of Ecology, các nhà sinh vật học tại Đại học Monash và Đại học RMIT đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển màu sắc của hoa với tầm nhìn màu sắc của ong trong địa hình mô phỏng dốc núi Nepal và môi trường cận nhiệt đới để xem xét những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với việc thực vật thụ phấn.
Phó giáo sư Adrian Dyer cho biết nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng màu hoa tiến hóa để thu hút côn trùng thụ phấn trong môi trường ôn đới, nhưng trong môi trường miền núi, cận nhiệt đới hoặc dốc núi thì vẫn chưa có ai nghiên cứu. Môi trường rừng núi là một thử nghiệm tự nhiên lý tưởng để nắm bắt những tác động tiềm năng khi điều kiện khí hậu có những thay đổi, đặc biệt là trên các tương tác thụ phấn của thực vật, vì chúng rất khó thụ phấn nếu ở môi trường trên cao.
Các nhà nghiên cứu đã thu thập và tiến hành phân tích dữ liệu quang phổ từ hơn 100 cây ra hoa ở Nepal ở những độ cao khác nhau, từ 900 mét đến hơn 4000 mét để đưa ra kết luận: màu sắc của hoa có sự thay đổi theo độ cao để thu hút tầm nhìn các loài côn trùng thụ phấn, hoa càng ở trên cao càng thay đổi màu sắc rực rỡ hơn, bắt mắt hơn. Và có vẻ như ở dãy Himalaya, một số loài ong đang có xu hướng hoạt động trên cao, đồng thời thực hiện quá trình thụ phấn rất hiệu quả.Màu sắc hoa ở vùng núi cao đa dạng hơn và thường xuyên trải qua các bước tiến hóa hơn so với những hoa ở vùng núi thấp. Nghiên cứu này cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ khả năng ứng phó của các loài thực vật trước những biến đổi của khí hậu hiện nay.