Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh IE
Ông Alden Meyer, Giám đốc tổ chức môi trường "Liên minh các nhà khoa học quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu", ngày 19/11 cho biết vấn đề tài chính đang tạo ra nhiều sự giận dữ tại hội nghị.
Các nước đang phát triển muốn các nước phát triển giữ lời hữa đưa ra năm 2009 về việc tăng tài trợ lên 100 tỉ USD/năm vào năm 2020 để giúp các nước đang phát triển chuẩn bị và đối phó với hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, do đang phải giải quyết hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nước phát triển không muốn đưa ra bất kỳ con số nào cho mục tiêu năm 2020 về tài trợ ngắn hạn hoặc cam kết đền bù tổn thất do biến đổi khí hậu gây ra.
Bà Christina Figueres, Thư ký điều hành Công ước Khung của LHQ về Biến đổi khí hậu (UNFCC), nhấn mạnh các nước đang phát triển cần cảm thấy tin tưởng rằng cam kết 100 tỉ USD vẫn còn hiệu lực bất chấp tình hình kinh tế hiện nay ra sao. Bà cũng cho rằng cần có sự rõ ràng hơn về việc huy động nguồn tài trợ này như thế nào.
Theo dự kiến, trong ngày 20/11, các bộ trưởng môi trường sẽ bắt đầu thảo luận về vấn đề tài chính. Ông Meyer bày tỏ hy vọng các nước có thể thỏa hiệp nhằm giảm bớt căng thẳng.
Hội nghị Warsaw khởi đầu tiến trình hai năm thương lượng, dự kiến kết thúc vào năm 2015 tại Paris, nhằm tiến tới một hiệp định tổng quan, đầy tham vọng và mang tính ràng buộc về pháp lý nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây ra hiện tượng Trái Đất nóng lên. Hiệp định tương lai này sẽ tiếp nối Nghị định thư Kyoto vào năm 2020, đồng thời ràng buộc Mỹ và các nước mới nổi - trong đó có Trung Quốc, vào nỗ lực chung cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.