Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nguyên nhân nước và sự sống biến mất trên sao Hỏa

(17:33:16 PM 18/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Một phi thuyền của Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA) sẽ bay quanh quỹ đạo sao Hỏa nhằm tìm hiểu xem nước đã bị khô cạn trên hành tinh đỏ như thế nào dự kiến được phóng đi vào 13 giờ 28 ngày 18-11 (1 giờ 28 sáng hôm sau ở Việt Nam).

Giới khoa học không còn nghi ngờ về việc biển và sông đã từng tồn tại trên sao Hỏa nhưng điều gì đã xảy ra sau đó vẫn còn là bí mật lâu dài. Phi thuyền thuộc sứ mệnh tìm hiểu tiến trình bốc hơi và khí quyền của sao Hỏa MAVEN dự kiến sẽ đến quỹ đạo hành tinh này để tìm ra bí mật vào ngày 22-9-2014.

 

 

Nhà khoa học Bruce Jakosky thuộc ĐH Colorado cho biết: “MAVEN sẽ cố gắng tìm hiểu lịch sử khí quyển và xem khí hậu đã thay đổi như thế nào qua thời gian cũng như ảnh hưởng của khí hậu đó đến sự biến đổi trên bề mặt và đến khả năng tồn tại sự sống - ít nhất là vi khuẩn trên sao Hỏa”
 
 

Phi thuyền MAVEN của NASA - Ảnh space.com
 

MAVEN sẽ đặc biệt quan sát xem có bao nhiêu dạng bức xạ, nguồn năng lượng vũ trụ khác đến từ mặt trời đã gây ảnh hưởng đến những thể khí ngoại tầng khí quyển của sao Hỏa và đó là những dạng nào. Giới khoa học có nghi vấn rằng sao Hỏa là hành tinh song sinh với trái đất nhưng hành tinh đỏ bị mất từ trường một cách bí ẩn và bị phơi dưới bức xạ mặt trời và bức xạ vũ trụ đến ngày nay.

 

Sứ mệnh ban đầu của MAVEN kéo dài 1 năm - thời gian đủ để các nhà khoa học thu thập dữ liệu cần thiết thông qua các cơn bão mặt trời và biến cố thời tiết khác trong không gian. Sau đó, MAVEN tiếp tục ở trên quỹ đạo sao Hỏa 10 năm nữa, giữ vai trò trung chuyển thông tin cho xe tự hành Curiosity trên hành tinh đỏ.
(Theo Reuters, NLĐ)