Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Đại sứ quán Hoa Kỳ, Nhật Bản, các chuyên gia về môi trường, các hiệp hội trong và ngoài nước và các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã tham dự. -Ảnh: VEA
Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao hiểu biết, tạo điều kiện chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan quản lý, các chuyên gia môi trường và doanh nghiệp công nghệ thông tin trong xây dựng và thực thi các quy định về quản lý chất thải điện, điện tử ở Việt Nam.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyến cho rằng: Những năm gần đây ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và bước đầu đã thu được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin, tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Các ý kiến đề xuất tại Hội thảo sẽ giúp việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thu gom và xử lý sản phẩm thải bỏ điện, điện tử đạt hiệu quả cao nhất, thể hiện vai trò và trách nhiệm của nhà sản xuất đối với cộng đồng và môi trường, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh bền vững ở Việt Nam.
Ông Kok -Wah Boey, Chủ tịch bộ phận môi trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn HP bày tỏ tin tưởng những thông tin và kinh nghiệm do các chuyên gia công nghệ thông tin hàng đầu thế giới chia sẻ tại Hội thảo sẽ góp phần xây dựng khuôn khổ pháp lý thực tiễn về quản lý chất thải điện, điện tử tại Việt Nam. "Với sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, HP cùng các đối tác đã và đang triển khai các sáng kiến môi trường toàn cầu nhằm hướng tới xây dựng môi trường kinh doanh bền vững tại Việt Nam", ông Kok -Wah Boey nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm và đề xuất trong xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải điện, điện tử tại Việt Nam như: tìm hiểu hành vi người tiêu dùng, cách thức thải bỏ, thu gom, xử lý và tái sử dụng chất thải điện, điện tử; tìm hiểu mức độ nhận thức cộng đồng về thải bỏ và xử lý chất thải điện, điện tử và thực tiễn quản lý nhà nước đối với chất thải điện, điện tử; xây dựng mô hình thu gom phù hợp với điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội ở Việt Nam; xác định những bước chuẩn bị cần thiết giúp doanh nghiệp công nghệ thông tin xây dựng thành công mô hình thu gom tại Việt Nam…
Cho đến nay ngành công nghiệp công nghệ thông tin ở Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và bước đầu đã thu được những thành quả đáng khích lệ, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin năm 2012 đạt mức 25,5 tỷ đô la, tăng trưởng 86,3 % so với năm 2011. Xuất khẩu sản phẩm công nghệ thông tin năm 2012 đạt 20 tỷ đô la, tăng 82% so với năm 2011 và chiếm 17,5 % tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.