Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Chùm ảnh Le le đùa giỡn giữa Hồ Tây

(17:40:32 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Ít ai ngờ rằng, ở một góc khuất Hồ Tây vẫn còn những đàn chim le le sinh sống. Không chỉ hòa nhập được với môi trường ở đây, chúng còn tỏ ra khá thoải mái mặc cho trên bờ có rất đông người buôn bán, đi lại. Chùm ảnh đặc biệt Le le nghịch nước Hồ Tây của TT&VH Online .

 

le le nghich nuoc

Hàng ngày, đàn le le ước tính có khoảng hơn 100 con bay đi khắp Hồ Tây kiếm mồi. Chúng tụ tập chủ yếu tại khu vực mà giới trẻ thường gọi "Bến Hàn Quốc", nơi có 1 cái hõm ăn vào bên trong bờ Hồ Tây

le le

Tại đây, với đặc thù là có những cây hoa súng, cá tụ tập nhiều, chúng tha hồ lặn bắt cá.Chúng có thể úp mặt xuống mặt nước và theo dõi những con cá đang bơi lội bên dưới

le le

Và ngay khi phát hiện ra con mồi, chúng lập tức lặn xuống, đuổi theo và tóm con mồi ngay bên dưới mặt nước. Khả năng lặn của chúng là rất tốt khi có thể "mất tích" bên dưới làn nước gần 1 phút đồng hồ

le le

Cá chúng bắt thường là loại cá nhỏ. Ở đây có khá nhiều cá kìm, một loài cá có mỏ nhọn, dài nhìn như chiếc kìm. Chính vì vậy, khi bắt được cá, chúng thường phải bẻ gãy chiếc kìm này để đảm bảo khi nuốt không bị vướng

le le

Tất nhiên là không dễ để xử lý những con cá có thứ vũ khí lợi hại này. Thường chúng phải mất cả phút đồng hồ để loại bỏ cái kìm trước khi nuốt con mồi

le le

Mỗi ngày chúng có thể tiêu thụ cả chục con cá thế này. Tất nhiên, Hồ Tây không thiếu cá cho chúng bởi loài cá này không phải là đối tượng bị con người đánh bắt

le le

Mặc dù cá nhiều, lại chia bầy thành từng đàn nhỏ để kiếm mồi nhưng Le le luôn tỏ ra "hung dữ" mỗi khi có kẻ xâm phạm khu vực của mình. Bất cứ kẻ nào có ý định này, chúng lập tức lên tiếng cảnh báo bằng 1 tràng kêu dài

le le

Nếu đối thủ bỏ qua cảnh báo mà cứ lao vào khu mực kiếm mồi của 1 con khác, lập tức chúng sẽ bị đánh đuổi không thương tiếc

le le

Sẽ không có bất cứ ngoại lệ nào kể cả đối với con cái hay con đực. Thường để nhận biết đực cái, người ta thường xem màu sắc. Như trường hợp này là hai con đực bởi chúng có màu sắc khá lòe loẹt ở khu vực cổ lên đến đầu

le le

Còn đây là một con khác bất ngờ bị đuổi đánh mà không cần biết lý do

le le

Tất nhiên là nó phải chạy... rẽ cả nước vì không đấu lại kẻ hung dữ kia

le le

Để nhanh chóng thoát khỏi sự truy đuổi của đối thủ, chúng phải đẩy mình lên khỏi mặt nước và sau đó là khinh công trên nước cho đến khi đối thủ không còn bám sát nữa

le le

Để an toàn, thường chúng sẽ tự tìm cho mình những chỗ kiếm ăn riêng. Để đến chỗ an toàn nhất, cách chúng chọn là bay thay vì phải bơi qua khu vực của đồng loại. Đó là cách tránh đụng độ hiệu quả

le le

Nhưng không hẳn lúc nào Le le khinh công trên nước cũng vì đánh nhau. Đôi lúc khoái lên, chúng chạy như một cách để giải trí hoặc khuấy động không khí và kèm theo là những tiếng kêu dài

le le

Nhiều con khi bắt được mồi, cách an toàn nhất để kẻ khác không dòm ngó là nhanh chóng mang con mồi kiếm được ra chỗ khác

le le

Ngoài những lúc ồn ã, cũng có những lúc Le le khá hiền. Nhiều khi chúng chỉ nằm bập bềnh trên mặt nước, thi thoảng lại vỗ cánh, vươn vai cho đỡ buồn

le le

Hay đơn giản hơn, chúng vươn mình rồi giũ lông cho sạch

le le

Nhưng sự bình yên đó cũng không kéo dài lâu. Nếu không tranh mồi thì chúng cũng cố tìm cách chành chọe nhau hoặc chỉ để giễu oai với con cái

le le

Còn khi đã no mồi thì dù là 2 con đực với nhau, chúng vẫn có thể sống hòa thuận

Mạnh Tuấn (TT&VH Online)