Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Việt Nam dẫn đầu về thông tin cho cộng đồng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

(09:01:14 AM 08/11/2013)
(Tin Môi Trường) - BBC Media Action công bố kết quả một nghiên cứu có quy mô toàn quốc về trải nghiệm và sự thích ứng của người dân Việt Nam với biến đổi khí hậu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chương trình truyền thông đang có tại Việt Nam giúp cho cộng đồng thích ứng tốt hơn bất kỳ quốc gia nào khác

 

Ảnh minh họa IE  

 

BBC Media Action đã công bố kết quả một nghiên cứu có quy mô toàn quốc về trải nghiệm và sự thích ứng của người dân Việt Nam với biến đổi khí hậu. Dự án nghiên cứu Climate Asia đã tiến hành khảo sát hơn 33.500 người tại Việt Nam và sáu nước khác trong khu vực gồm Bangladesh, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nepal, và Pakistan, và chỉ ra ở đâu người dân đang thích ứng hay gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi liên quan đến môi trường sống của họ. Climate Asia cũng đưa ra khuyến nghị về việc sử dụng truyền thông như thế nào cho hoạt động ứng phó. 

 

89% trong số 3.486 người tham gia khảo sát khắp Việt Nam cho rằng nhiệt độ đã tăng lên trong vòng 10 năm qua, một nửa số người được hỏi cũng cho rằng thời tiết đã trở nên khắc nhiệt hơn. 83% người dân được khảo sát lo lắng rằng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của họ.

 

Một nam giới tham gia thảo luận nhóm ở Thái Nguyên chia sẻ với nhóm nghiên cứu: “Đi làm ở ngoài trời thì có khi thấy nó nóng đến 40-41 độ. Lúc trước thì làm gì có 40-41 độ đâu.Nóng nực hơn, lao động mệt nhọc hơn”.   

 

Mối liên hệ giữa thông tin và thích ứng  

 

Kết quả nghiên cứu cho thấy các chương trình truyền thông do Chính phủ, giới truyền thông và các tổ chức xã hội dân sự đang giúp các cộng đồng thích ứng tại Việt Nam hơn bất kỳ quốc gia nào khác được khảo sát. Những người đang cảm thấy tác động nhiều nhất từ ​​biến đổi khí hậu cũngbiết nhiều đến các hoạt động ​​truyền thông liên quan hơn.

 

Ở khu vực duyên hải Trung bộ, nơi có tỷ lệ cao nhấtngười dân cảm thấy lũ lụt và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt xảy ra nhiều, cũng chính là nơi người dân có nhiều kiến thức về các hành động ứng phó thiết thực như trữ nước mưa hay sử dụng các loại giống thích ứng mới. Tại đây, có đến 70% số người được hỏi cảm thấy họ có đủ thông tin về cách ứng phó với thay đổi so với tỉ lệ trung bình 47% của các vùng khắp cả nước.

 

Tính tổng thể, 41% số người được hỏi tại Việt Nam cho rằng thiếu thông tin là nguyên nhân cản trở họ có hành động ứng phó với các thay đổi mà họ đang gặp phải, so với 80% ở Nepal, hơn 60% ở Ấn Độ và Trung Quốc, và 57% ở Bangladesh, nơi được biết đến là thủ đô thích ứng của thế giới.

 

Ông Damian Wilson, Giám đốc dự án Climate Asia cho biết:"Việt Nam đã sử dụng truyền thông để tiếp cận những người đang cảm thấy tác động do các thay đổi với môi trường sống của họ gây ra. Thực tế là không một quốc gia nào khác thuộc nghiên cứu Climate Asia thành công hơn trong việc hướng hỗ trợ đến những người cần nó như thế. Các nước khác ở châu Á chắc chắn có thể làm theo cách này."  

 

Vẫn cần mở rộng tiếp cận với truyền thông và tăng hỗ trợ cộng đồng

 

Ông Wilson cũng lưu ý thêm: "Tuy nhiên, người dân ở Việt Nam vẫn muốn có thêm thông tin về việc họ có thể ứng phó như thế nào và cũng có các khu vực khác ở Việt Nam người dân cũng cần hỗ trợ nhiều hơn đ ểcả cộng đồng cùng ứng phó. Rõ ràng vẫn cần có nhiều việc phải làm."

 

Kết quả khảo sát cho thấy tại khu vực đồng bằng Sông Hồng và các tỉnh phía Bắc, hơn một phần tư số người được hỏi cảm thấy tác động cao nhưng các biện pháp can thiệp hỗ trợ họ thì lại ít hơn. Ở cả hai khu vực chỉ có 5% người dân cảm thấy họ được thông tin đầy đủ và riêng ở khu vực phía Bắc chỉ có 16% người dân được hỏi biết đến hoạt động truyền thông giúp họ thích ứng so với 27% tỉ lệ chung của cả nước.

 

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy những người cảm nhận được sự tham gia của họ vào việc ra quyết định trong cộng đồng cũng đang có nhiều hành động thích ứng hơn. Ví dụ, 29% người dân ở đồng bằng Sông Hồng và 34% ở phía Bắc cảm thấy có mối liên quan của họ đến việc ra quyết định ở địa phương so với tỉ lệ 53% ở duyên hải miền Trung, là nơi người dân có nhiều hoạt động thích ứng nhất.

 

Mục đích của dự án nghiên cứu Climate Asia là đưa câu chuyện của người dân đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu lên các thảo luận toàn cầu về biến đổi khí hậu, và hỗ trợ các bên liên quan thiết kế truyền thông dựa trên nhu cầu của chính người dân. Dự án cũng đưa ra khuyến nghị hướng hỗ trợ đến một số nhóm đối tượng truyền thông ưu tiên bao gồm nhóm nông dân và ngư dân, thanh niên thành thị và người dân ở vùng biển miền Trung.

 

Nhiều sự kiện đang diễn ra trong khu vực để chia sẻ kết quả nghiên cứu và đưa các khuyến nghị vào thực tiễn. 

Dự án Climate Asia là một sáng kiến của BBC Media Action được tài trợ bởi Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID).  Việc thu thập dữ liệu được tiến hành thông qua khảo sát, thảo luận nhóm, và đánh giá cộng đồng tại nhiều khu vực đặc biệt dễ bị tổn thương với biến đổi khí hậu. Quá trình nghiên cứu diễn ra từ Tháng 2 đến Tháng 10- 2012.

 

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN (Cán bộ dự án Climate Asia)