Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa IE
Đầu óc trống rỗng
Tự dưng đầu óc bị trống rỗng, bạn không biết phải nói gì, ngôn từ, kiến thức như bay khỏi đầu bạn, đừng nên lo lắng quá, bất cứ ai cũng có lúc trải qua cảm giác này. Bạn không nên sợ hãi, hãy hít thở thật sâu để bình tĩnh lại. Hãy để cho mọi người nghĩ rằng bạn đang dừng lại một chút để suy nghĩ mà thôi. Lúc này bạn nên nhìn vào màn hình chiếu hoặc sổ tay ghi chép để tìm gợi ý cho mình trong tình huống đó.
Nếu điều mà bạn quên là một thông tin không mấy quan trọng và nếu có bỏ nó cũng không gây ảnh hưởng đến bài thuyết trình thì bạn hãy bỏ qua luôn mà tiếp tục đi vào phần sau của bài diễn thuyết. Nếu không nhớ được thì cố gắng quên hắn thông tin đó đi đừng để nó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của cả bài diễn thuyết của bạn. Hoặc bạn có thể bổ sung nó sau khi bạn nhớ ra được. Hãy tự an ủi rằng người nghe sẽ không mấy để ý đến phần thông tin mà bạn quên đi và không thể trình bày được.
Trước khi nói bạn phải suy nghĩ cẩn thận và chắc chắn xem mình muốn và cần phải nói điều gì. Nếu không làm được như vậy, mọi người sẽ có thể tìm ra điểm yếu của bạn một cách dễ dàng.
Hãy ghi nhớ rằng mục tiêu của bạn không phải là hướng tới sự hoàn mỹ mà là cố gắng để đảm bảo truyền đạt đủ thông tin cần thiết đến người nghe. Việc thỉnh thoảng quên đi một điều gì đó thật ra cũng không hẳn là một vấn đề lớn, điều quan trọng là bạn xử lý nó như thế nào, và đừng để lặp lại tình huống này nhiều.
Người nghe không chú ý tới bạn
Điều này rất dễ dàng xảy ra trong buổi thuyết trình, đừng lo lắng hãy bình tĩnh và nhìn thẳng vào đám đông đang gây ồn ào mất trật tự đó, lúc này những người nghe xung quanh sẽ giúp bạn ổn định trật tự của đám đông ồn ào đó. Bạn có thể làm điệu bộ như khi bắt đầu thuyết trình cầm micro, lấy ra những tấm bìa kẹp tài liệu hoặc cuốn sổ ghi chép của bạn. Hướng về phía đám đông đang gây ồn ào và mỉm cười với họ nói to với thái độ thân thiện có thể là “chúng ta đã dừng lại một lát rồi, còn bây giờ chúng ta cùng tiếp tục nhé”. Và sau đó bạn hãy tiếp tục bài thuyết trình của mình.
Tuyệt đối không được mất bình tĩnh mà nổi cáu với đám đông đang gây ồn đó, làm như vậy bạn đã góp phần phá hỏng không khí của buổi thuyết trình của mình rồi đấy.
Sử dụng sự hài hước
Hài hước là một trong những bộ môn nghệ thuật gây cười cho người khác, mà hầu như có tác dụng hiệu quả cho mọi mối quan hệ. Nhưng bạn phải biết cách sử dụng nó đúng cách, đúng lúc, đúng chỗ, thì lúc này sự hài hước sẽ trở thành phương thức tốt nhất giúp bạn phá vỡ bầu không khí căng thẳng, nặng nề. Nếu bạn không có năng khiếu hài hước hay gây cười cho người khác, bạn nên sưu tầm những câu chuyện hài hước mà bạn yêu thích để sử dụng vào những dịp cần thiết.
Hãy đảm bảo những mẩu chuyện hài hước mà bạn sử dụng đều có thể củng cố cho chủ đề của bài thuyết trình của bạn. Những mẩu chuyện hài hước mà bạn sử dụng đều phải hợp lý và đúng lúc.
Nếu cần kể một câu chuyện cười thì đối tượng của câu chuyện đó hướng về phải là chính bạn chứ không phải bất cứ ai khác. Cần phải cố gắng giữ bình tĩnh, vì nếu bạn cười trước khi kể câu chuyện đó cho người nghe, lúc này bạn đã làm hỏng không khí ban muốn tạo ra rồi đó. Không nên thể hiện sự giả tạo, hãy để mọi người thấy được những biểu hiện tự nhiên nhất của bạn. Lời lẽ phải rõ ràng và ngắn gon, bạn càng cười cợt thì càng dễ tạo cho mọi người ấn tượng về sự lố bịch.
Nếu sau khi bạn kể xong câu chuyện cười mà không ai cười thì cũng đừng vội nản và thất vọng trách móc mọi người. Bạn chỉ cần điềm nhiên tiếp tục bài thuyết trình của mình là được. Tất cả đòi hỏi bạn phải có sự bình tĩnh và tự tin vào chính mình.
Thiếu sự tự tin
Mặc dù bạn đã chuẩn bị bài thuyết trình rất kĩ, đã đọc đi đọc lại bài thuyết trình đó cả trăm lần khi ở nhà, bạn cảm thấy tự tin về bài thuyết trình của mình. Nhưng khi đứng phát biểu trước đám đông, sự ồn ào và ánh mắt của những người xung quanh làm bạn sợ hãi, sự tự tin lúc ở nhà không còn nữa,… Bạn run rẩy, lắp bắp và dễ dàng làm mất đi cơ hội của chính mình. Lúc này, điều cần thiết là hãy hít thở thật sâu, suy nghĩ về những điều tốt đẹp, suy nghĩ về chỗ dựa lớn nhất trong lòng của mình, mỉm cười thật tươi, nhìn mọi người với ánh mắt trìu mến, cảm giác như mình đang thuyết trình trong chính căn phòng của mình. Bạn cũng có thể đặt một vài câu hỏi nhỏ, mức độ những câu hỏi không nên quá khó. cho những người đang theo dõi bài thuey61 trình của bạn bên dưới, việc đặt câu hỏi không phải để khắng định bạn trước đám đông nó sẽ tạo mối quan hệ tốt cho bạn và những người theo dõi., góp phần củng cố, tạo nên sự tự tin cho bạn.
Ợ hơi và sôi bụng
Nguyên nhân của tình huống trên có thể là do bạn đã ăn no hoặc nhịn đói quá lâu trước buổi thuyết trình. Một buổi thuyết trình hoàn chỉnh có khi thường kéo dài hơn 45 phút. Cho nên việc ăn quá no hay nhịn đói quá lâu cũng ảnh hưởng không nhỏ. Nếu ăn quá no sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng đầy bụng khó chịu, ợ hơi, còn việc nhịn ăn lâu sẽ khiến bạn sôi bụng, mau mất sức. Vì vậy, hãy ăn nhẹ trước buổi thuyết trình 15-20 phút, có thể thư giãn hay chợp mắt một chút một chút để tinh thần thư giãn, như vậy sẽ tạo nên một kết quả tốt nhất cho bài thuyết trình của bạn đấy.