Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ảnh minh họa IE
Trước nhận định này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương và các địa phương đều triển khai phòng chống với quy mô đối phó với bão. Tuy nhiên, tối 6-11 ATNĐ đi vào đất liền các tỉnh Khánh Hòa - Bình Thuận và suy yếu chứ không mạnh lên thành bão
Trao đổi về việc ATNĐ không mạnh lên thành bão, ông Bùi Minh Tăng cho biết theo quy định hiện nay thì một xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) có gió mạnh nhất vùng gần tâm mạnh cấp 6 - 7 (tới 17,2m/s) được gọi là ATNĐ. Khi gió mạnh nhất vùng gần tâm XTNĐ mạnh từ từ 17,5m/s (cấp 8) trở lên được gọi là bão. Như vậy từ ATNĐ với bão chỉ chênh nhau tốc độ gió 0,3m/s. Việc dự báo ATNĐ thành bão cấp 8 nhưng thực tế chỉ dừng lại ở ATNĐ là nằm trong sai số cho phép (sai số dự báo bão từ 1-2 cấp).
“Với ATNĐ này các đài khí tượng thế giới đều báo sẽ mạnh lên cấp 8-9, Trung Quốc dự báo mạnh cấp 8, Nhật Bản dự báo cuối cấp 8 đầu cấp 9. Thực tế ATNĐ đã gây gió mạnh cấp 8 ở Nha Trang, Phan Rang, cấp 7 ở Bình Thuận và Phú Yên, một số tỉnh lân cận cấp 6. Nếu dự báo sẽ mạnh lên bão cấp 10, cấp 11 mà thực tế chỉ có gió cấp 6, cấp 7 thì mới là điều đáng nói” – ông Tăng cho biết thêm việc dự báo luôn có sai số và có nhiều yếu tố tác động để ATNĐ không mạnh lên như dự báo. Còn chính quyền triển khai phòng chống để đối phó với khả năng xấu nhất là điều cần thiết, không chỉ Việt Nam mà các nước luôn thực hiện như vậy.