Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Buôn bán động vật hoang dã gần như không được kiểm soát

(17:40:08 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - - Buôn bán động vật hoang dã gần như không được kiểm soát và nhiều loài động vật quí hiếm hoặc bị đe dọa dễ dàng tìm thấy trên thị trường, nhất là ở các trung tâm du lịch lớn như Nha Trang, Vũng Tàu.

Bày bán nhan nhản

Rùa biển (đồi mồi, rùa xanh,...) bị săn bắt mọi lúc mọi nơi và buôn bán tự do. Các loài có thể làm hàng mỹ nghệ thuộc các nhóm trai ốc, cầu gai,... trở thành các sinh vật hiếm trên rạn. Cùng với khai thác quá mức các sinh vật làm thực phẩm, sự cạn kiệt một số loài có thể dẫn đến sụp đổ sinh thái của quần xã rạn san hô.

 

 

Ảnh: Tường Vi/VFEJ

 

 

Ví dụ kinh điển về quan hệ sinh thái giữa san hô cứng - ốc tù và - sao biển gai đang trở nên sinh động trên các rạn san hô Việt Nam. Sự bùng nổ của sao biển gai ở khu vực Hòn Mun, Văn Phong, Cù Lao Chàm có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng đã gây ra sự cạnh tranh sinh học trong nội bộ và gây suy thoái rạn san hô.

 

 

Du lịch còn gây ra những tác động cơ học do thả neo trên rạn, sự bất cẩn của du khách khi xuống biển,... Số liệu về sự giảm sút san hô ở Hòn Mun (vịnh Nha Trang) minh họa cho ảnh hưởng của hoạt động du lịch quá mức đối với rạn.

 

 

Khoảng 10% vùng rạn ở vịnh Nha Trang chịu tác động của neo tàu, chủ yếu là ở những điểm nhiều tàu thuyền chở du khách đến bơi lặn. Ngoài ra, rạn còn bị ảnh hưởng do việc xả rác từ tàu du lịch và ngư dân.

 

Những mối đe doạ chính đối với hệ sinh thái

 

Khai thác quá mức được coi là nghiêm trọng nhất đối với các hệ sinh thái (HST) biển và ven biển. Các phương tiện khai thác tăng rất nhanh và đa dạng dẫn đến sự giảm sút nhanh chóng của các sinh vật nguồn lợi trên các HST biển và ven biển. Nhu cầu nhập khẩu các thủy sản tươi sống của các thị trường Trung Quốc, Hồng Kông... đang tạo áp lực lớn cho nguồn lợi các hệ sinh thái. 

 

Trên thực tế, hoạt động khai thác cá sống từ các HST hoàn toàn không được kiểm soát và theo dõi, thậm chí cả ở những khu bảo tồn. Tương tự như vậy là tình trạng khai thác các hải đặc sản như hải sâm, tôm hùm,... và cá cảnh cho xuất khẩu. 

 

Trong những năm gần đây, sự mở rộng ồ ạt của các đầm nuôi tôm đã xâm lấn các HST biển, làm giảm sút nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng của các HST biển.

 

Theo khảo sát của Ngân hang Phát triển Châu Á, các phương tiện đánh cá hủy diệt đang diễn ra ở 21/28 tỉnh ven biển trong đó, các tỉnh Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận có hiện tượng khai thác hủy diệt khá phổ biến. 

 

Gần đây, đánh cá bằng chất nổ có vẻ giảm xuống nhưng việc sử dụng chất độc đang trở nên phổ biến hơn, tác động đối với toàn bộ HST rạn san hô. Điều đáng nói là dân vẫn còn nhầm lẫn về tác hại của chất gây mê mà chủ yếu là xyanua. Một số nhà quản lý và ngư dân cho rằng chúng chỉ có tác dụng làm mê cá mà không giết chết các sinh vật khác. Thực tế, các chất độc này tiêu diệt toàn bộ ấu trùng thủy sinh vật và giết chết các tập đoàn san hô tiếp xúc với chất gây mê. 

 

Không những thế, sự tích lũy độc tố còn gây suy thoái chất lượng môi trường và nguy hiểm chết người do nhiễm độc tố khi ăn hoặc sơ suất khi sử dụng. Mâu thuẫn giữa cộng đồng ngư dân khai thác truyền thống và khai thác hủy diệt đã diễn ra ở nhiều nơi và trở thành vấn đề xã hội.

Minh Nguyễn (Tổng cục Biển&Hải đảo Việt N