Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Cách đây hơn một năm, dư luận từng rùng rợn vì món bánh bao nhân thịt người ở Trung Quốc, ở Brazil cũng từng có món bánh nhân thịt người. Còn ở Việt Nam, món cá chép sông Hồng được ưa chuộng bấy lâu nay phải chăng cũng chính là món “cá thịt người”?
Những ngày cuối tháng 10, cả xã hội xôn xao vì vụ bác sĩ Thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác khách hàng Lê Thị Thanh Huyền xuống sông Hồng sau khi làm chị tử vong. Cũng trong những ngày này, đội tìm kiếm xác nạn nhân Huyền và người dân liên tục phát hiện những xác chết trôi dạt trên sông Hồng. Dù thi thể chị Huyền vẫn bặt vô âm tín, đã có 6 cái xác khác được tìm thấy và bị nghi là của chị. Hầu hết những xác này đều có dấu hiệu phân hủy nặng, có xác đã bị biến dạng rất khó nhận diện.
Vẫn chưa thấy thi thể chị Huyền dù 6 cái xác khác đã được phát hiện.
Điều kỳ lạ này khiến dư luận đặt ra không ít câu hỏi. Có đúng là bác sĩ Tường đã ném xác chị Huyền xuống sông Hồng? Đến bao giờ mới tìm được thi thể nạn nhân? Còn bao nhiêu cái xác nữa vẫn bị mắc, bị chìm dưới dòng sông đỏ ngầu phù sa kia?
Giữa vô vàn những mối nghi ngờ ấy, có ai từng thoáng nghĩ tới hệ lụy liên quan mật thiết đến những người còn sống - các món ăn từ cá sông hồng?
Lâu nay, cá vẫn là loại thực phẩm bổ dưỡng, là liệu pháp giúp trẻ lâu, dai sức. Đối với chị em phụ nữ, cá chép nấu cháo hoặc hấp ăn nóng sẽ rất bổ máu, ăn nhiều giúp sắc mặt hồng hào, tuần hoàn tốt. Ngoài ra, cháo cá chép còn có tác dụng dưỡng thai cực kỳ hiệu quả.
Còn với cánh mày râu, câu cá vốn được coi như một thú vui tao nhã lúc thảnh thơi. Con sông Hồng chạy dài trên đất nước Việt Nam là một nguồn cá dồi dào. Chả thế mà ngư dân ngày ngày ra sông đánh bắt cá mang ra chợ bán, anh em đua nhau học hỏi những kỹ thuật câu chép khủng trên sông Hồng.
Một con cá chép khủng được câu từ sông Hồng.
Dân ta vẫn chuộng ăn cá sông, vì đó là cá tự nhiên, thịt săn hơn, vị đậm đà hơn chứ không nhão như cá nuôi. Sự thực đó không ai bàn cãi. Tuy nhiên, từ vụ án của Thẩm mỹ viện Cát Tường và những cái xác liên tục được tìm thấy gần đây, ta có nên suy nghĩ về món cá sông Hồng?
Cá sông sống trong môi trường tự nhiên nên phải tự đi tìm thức ăn. Theo lý thuyết mà nói, thức ăn của cá là những sinh vật phù du bé nhỏ, nhưng dọc con sông Hồng phù sa đó, nào là rác thải, nào xác người thối rữa. Vậy thử hỏi, cá sông Hồng lớn lên bằng gì?
Cách đây hơn một năm, dư luận từng rùng rợn vì món bánh bao nhân thịt người ở Trung Quốc, ở Brazil cũng từng có món bánh nhân thịt người. Còn ở Việt Nam, món cá chép sông Hồng được ưa chuộng bấy lâu nay phải chăng cũng chính là món “cá thịt người”?
Bao nhiêu người nhảy xuống sông tự tử, bao nhiêu cái xác bị ném xuống sông để phi tang như thế, sao tránh khỏi chuyện cá rỉa thịt người lấy thức ăn. Nghĩ đến cũng khiến ta phải rợn người.
Tại một chợ cóc ở Hà Nội, người phụ nữ trẻ bước đến sạp cá và hỏi chị chủ hàng “Cá này bắt ở đâu thế chị?”. Chủ sạp nhanh nhảu đáp: “Cá chép sông Hồng đấy!”. Nghe xong, người phụ nữ tiếp lời ngay: “Cá sông Hồng thì em không mua đâu.”, rồi chị quay sang sạp hàng khác. Chị vẫn theo dõi tin tức thời sự mấy ngày nay, làm sao dám ăn cá được đánh bắt từ sông Hồng nữa.
Từ nay ra chợ, vào các sạp cá mà được giới thiệu "Cá chép sông Hồng đấy!”, có lẽ chị em nên dè chừng. Hơn nữa, những cần thủ vẫn có thú vui săn chép khủng trên sông Hồng phải chăng cũng nên xem lại sở thích của mình?! Vì biết đâu, nhờ bồi bổ bằng món thịt người mà cá chép sông Hồng mới “khủng” được như thế.