Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Lá cây Bạch Đàn- Ảnh minh họa IE
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cây bạch đàn mọc tại hai địa điểm thăm dò vàng có triển vọng ở phía Tây và Nam Australia, sử dụng X-quang hình ảnh để kiểm tra vàng trên lá, cành, vỏ cây bạch đàn, nước, rác thải và đất trồng. Một số cây bạch đàn có thể phát triển cao hơn 10m, có hệ thống rễ sâu và rộng khác thường, có những cây rễ của nó ăn sâu xuống lòng đất tới 40m. Kết quả, các nhà khoa học đã phát hiện thấy dấu vết của vàng trên lá cây, tuy nhiên những dấu vết này nhanh chóng biến mất và các nhà khoa học chưa rõ liệu chúng được hấp thụ vào trong cây hay bị gió thổi đi.
Theo nhóm nhà khoa học trên, rễ cây bạch đàn ăn sâu vào lòng đất để tìm kiếm nước ở những vùng đất khô cằn, thậm chí còn xuyên qua lớp đất có vàng, hấp thụ các phân tử kim loại cực nhỏ khi chúng hút nước. Như vậy, vàng có thể được hấp thụ bằng rễ cây, chạy qua thân cây và cuối cùng lên các lá, tuy nhiên chúng tích tụ ở đó không đáng kể.
Phát hiện mới này không chỉ rất hữu ích đối với các nhà khai thác vàng trong bối cảnh mỏ vàng trên thế giới đang ngày càng cạn kiệt và giá vàng tăng, đồng thời còn thúc đẩy phát triển công nghệ mới sử dụng trong ngành khai thác mỏ. Theo Hội đồng vàng thế giới, kể từ khi bắt đầu nền văn minh, nhân loại đã khai thác được hơn 174.000 tấn vàng, chỉ tính riêng năm 2011 các mỏ vàng trên thế giới khai thác được 51.000 tấn. Trong khi đó, giá kim loại quí này từ giữa tháng 12/2000 đến tháng 3/2013 đã tăng 482%. 60% số vàng khai thác được làm đồ trang sức, song vàng cũng là thành phần quan trọng trong công nghiệp điện tử và công nghệ y học, trong đó có điều trị căn bệnh ung thư.