Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Khó có thể bỏ qua loài nai sừng tấm Bắc Mỹ
Trọng lượng của nai sừng tấm Bắc Mỹ có thể lên đến 1.800 pao (1 pound = 0,45359237 kg), với bộ gạc có thể dài tới 6.5 feet (1 feet =30.48cm), nhưng để nhận diện 1 cá thể lòai này ở Bắc Mỹ lại cực kỳ khó khăn. Từ British Columbia cho tới New Hampshiref, số lượng nai sừng tấm đang giảm dần, theo số liệu của tờ New York Times, sự thay đổi khí hậu chính có lẽ chính là nguyên nhân.
Từ những mùa đông ngắn đã gia tăng số lượng ký sinh trùng trên loài nai sừng tấm như rệp, tới những mùa đông ấm áp hơn đã gieo rắc nhiều tai họa do nhiệt độ cao gây ra cho những động vật xứ lạnh này, và những chú nai sừng tấm oai hùng chưa chắc có thể khắc phục được những khó khăn về thời tiết.
Những mối lo về loài hải mã
Một loài động vật đang biến mất dần do mùa đông ấm dần lên, theo báo cáo của National Geographic, chính là hải mã Thái Bình Dương, đang mất dần diện tích băng nơi chúng thỉnh thoảng sinh sống. Thực tế đó không được gọi là nơi cư trú: khi hải mã nhô mình ra khỏi mặt nước để nghỉ ngơi hoặc làm ấm người trên băng hoặc đất liền, nó được gọi là “haul out”. Với diện tích băng trôi ít hơn, chúng buộc phải tụ tập lại ở bờ biển Bắc Cực theo những nhóm cực kỳ đông. Hình thức tập hợp này không tốt cho những loài đã bị đe dọa, bởi nó có thể tăng thêm nguy hiểm từ việc chạy toán loạn và đẩy mạnh khả năng bùng nổ dịch bệnh.
Những loài cây vùng nhiệt đới
Không có gì đáng ngạc nhiên khi động vật vùng lạnh sẽ biến mất dần do sự thay đổi khí hậu, nhưng khi thực vật nhiệt đới cũng đứng trước nguy cơ này, điều đó quả thực hơi đáng lo ngại.
Tháng trước, National Geographic đã thông báo rằng thực vật nhiệt đới ở Andes đang di chuyển lên cao bởi chúng thường mọc lại nhằm cố gắng đạt tới một nhiệt độ phát triển tốt thấp hơn. Một số loại cây đang dịch chuyển tới 12 feet theo chiều thẳng đứng, nhưng, Justin Catanoso viết rằng, chúng cần đi xa hơn- tới tận 20 feet- để tới một nơi có nhiệt độ ổn định. Cây ngũ gia bì hương là một ví dụ cho loài cây có thể sống sót. Nó có thể dịch chuyển đến 100 feet 1 năm, trong khi chi thực vật ficus thuộc họ dâu tằm ( một lựa chọn cho cây cảnh văn phòng) chỉ đi được khoảng 5 feet 1 năm.
Viễn cảnh tương lai của chim cánh cụt
Từ những bước tiến của thực vật cho tới “ Cuộc hành trình của những chú chim biển Penguins”: Bộ phim vô cùng được yêu thích với nhân vật chính là loài chim cánh cụt hoàng đế, 1 loài có lẽ đã tiệt chủng ở Terre Adelie do hậu quả của sự thay đổi khí hậu.Tháng trước, Học viện hải dương Woods Hole đã báo cáo rằng băng tan có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới số lượng chim cánh cụt Hoàng đế, bởi vì khu vực biển băng là nơi duy nhất chúng sinh sản và nuôi dạy con cái. Nguồn thức ăn của chúng cũng có thể bị suy kiệt. Phiêu sinh thực vật và phiêu sinh động vật sống dưới lớp băng bị ăn bởi các loài nhuyễn thể, cá và mực ống, và sau đó chúng lại bị chim cánh cụt tiêu thụ. Không có băng thì sẽ không có sinh vật phù du; và không có sinh vật phù du thì nguồn thức ăn của chim cánh cụt cũng không còn; không thức ăn tức là không có chim cánh cụt. Môt nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi các nhà khoa học Woods Hole đã dự báo rằng nếu khí thải nhà kính tiếp tục ở mức hiện tại thì tới năm 2100 số lượng chim cánh cụt hoàng đế ở Terre Adelie thuộc miền Đông Nam Cực sẽ giảm mạnh từ con số 3000 cặp đôi ở độ tuổi sinh sản hiện tại xuống còn khoảng 5-6 trăm cặp ở độ tuổi sinh sản.
Trong khi loài chim cánh cụt hoàng đế đang dần biến mất do thay đổi khí hậu, một loài chim cánh cụt khác có vẻ sẽ dành chiến thắng trong cuộc chiến thay đổi khí hậu, đó là chim cánh cụt Adelie. Một nhóm các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực khác nhau đến từ Mỹ và New Zealand đã bắt đầu 1 công trình nghiên cứu trong năm nay, và họ nhận thấy rằng số lượng chim cánh cụt Nam Cực nhỏ ở đảo Beaufort, Nam Cực đã tăng lên 84 phần trăm vì nhiều khu vực băng đã tan ra trong khoảng thời gian từ năm 1958-2010. Đã có 1 sự thay đổi lớn trong vòng 30 năm qua. Lượng tuyết và băng ở phía bắc vẫn giữ nguyên từ năm 1958 tới năm 1983, sau đó lại tăng thêm 30m từ giữa khoảng thời gian đó đến năm 2010, tạo ra thêm nhiều khu vực đất liền có thể ở được cho chim cánh cụt – những cá thể sinh sản trên vùng đất không có băng.
Mua thuốc chống muỗi dự trữ? Nên hay không?
Côn trùng được biết đến như một loài có khả năng chống chịu cao, thế nên không có gì đáng ngạc nhiên nếu chúng là kẻ thắng cuộc trong cuộc chiến thay đổi khí hậu, và loài muỗi vằn châu Á sẽ được hưởng lợi từ sự ấm dần của khí hậu. Bản tin trực tuyến của báo PLOS One đã báo cáo rằng kẻ ưa chuộng khí hậu nóng ẩm này đã mở rộng phạm vi và tốc độ sinh sôi nảy nở, nhờ vào mùa đông ấm và lượng mưa lớn, trong số nhiều yếu tố khác. Loài côn trùng này đã lan tới 36 bang của Mỹ kể từ khi xuất hiện vào 25 năm trước đây ( trong một vật trang sức tái chế nhập khẩu từ Nhật Bản). Sinh vật nhỏ bé này có khả năng lây truyền 20 loại dịch bệnh, bao gồm sốt xuất huyết và 2 chủng bệnh viêm não, và nó đặc biệt thích ứng với con người. Mặc dù cho đến nay những bệnh trên vẫn chưa lây lan mạnh ở Mỹ, nhưng một công trình nghiên cứu thực hiện bởi PLOS One đã chỉ ra rằng diện tích đất cư trú của muỗi đang ở mức 5% vào thời điểm hiện tại sẽ lên đến 16% trong vòng 20 năm tới. Tới cuối thế kỷ, phạm vi này có thể mở rộng tới 49% về phía Đông Bắc, bao gồm cả nhiều thành phố lớn ở ven bờ Đại Tây Dương.
Cuộc hành quân của bọ cánh cứng vỏ cây
Bọ cánh cứng vỏ cây là một loài côn trùng khác được thưởng thức một bữa ăn ngon từ sự thay đổi khí hậu: sinh vật nhỏ bé này là một sát thủ của rừng xanh. Trung tâm khí hậu đã báo cáo trên 2 bài nghiên cứu, 1 ở báo Sinh thái đã chỉ ra sự tăng lên về số lượng bọ cánh cứng do hạn hán, và 1 ở PNAS cho thấy rằng nhiệt độ cao đang dần giúp chúng phát triển mạnh hơn.
Trong thời gian hạn hán, những cây có thể loại bỏ chúng chịu áp lực từ nhiệt độ, và những cây này thường là bữa yến tiệc béo bở cho bọ cánh cứng.
Trong khi đó, các cây ở mức chống chịu cao hơn vẫn chưa phát triển đủ tầm để loại bỏ những kẻ xâm lược này. Mùa đông ấm giúp cho nhiều ấu trùng sống sót và thời điểm chớm xuân lại cho phép bọ cánh cứng mở rộng qui mô.
Một bài nghiên cứu của Werner Kurtz thuộc Canadian Forest Service cùng các cộng sự đã chỉ ra rằng những thiệt hại gây ra bởi bọ cánh cứng trên vùng British Columbia có thể dẫn tới nhiều CO2 bị thải ra hơn là hấp thụ lại.