Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên hệ sinh thái trào lên

(11:03:38 AM 16/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong quá trình nước biển lạnh và giàu dinh dưỡng nổi lên mặt nước - “Sự trào lên” là điều cần thiết để để dự đoán tương lai của tài nguyên biển.

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái trào lên là điều cần thiết để có thể dự đoán tương lai của tài nguyên biển (Ảnh:Lichtspiel - IRD) .

 

Các khu vực đáng quan tâm bởi sự “trào lên” này là những chỗ nước sâu lạnh, rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp đến 20 % sản lượng toàn cầu của cá.

 

Từ những năm 1990, những giả thuyết được thông qua bởi đa số cộng đồng khoa học đã khẳng định rằng do sự gia tăng nhiệt độ của khối không khí trên các lục địa ​​đã đẩy nhanh những sự “trào lên” này, làm mát nước trên bề mặt đại dương. Nhưng lý thuyết này mâu thuẫn với các nghiên cứu gần đây của các nhà nghiên cứu khi tiếp xúc với các số liệu thực tế.

 

Trong nghiên cứu mới ở ngoài khơi bờ biển Bắc và Tây Phi, các nhà khoa học đã xem xét các phép đo gió thực hiện trên 40 năm qua và các dữ liệu của các mô hình khí tượng dọc theo bờ biển Tây Ban Nha và Tây Phi. Họ phát hiện ra không có một sự gia tăng tốc độ nào của gió trên quy mô khu vực mà có thể có khả năng làm mát một cách đáng kể các vùng nước ven biển.

 

Nhưng thực tế qua hình ảnh vệ tinh và việc đo nhiệt độ bề mặt nước tại chỗ đã cho thấy không có một xu hướng gia tăng rõ rệt trong nhiệt độ cho toàn bộ khu vực, với tỷ lệ 1 ° C mỗi thế kỷ. Những phát hiện mới này mâu thuẫn với giả thuyết cho rằng sự "trào lên" khiến dòng nước lạnh thêm đang gia tăng .

 

Cho đến nay, các nghiên cứu về hệ sinh thái này tập trung chủ yếu vào tái tạo paleoclimatic dựa trên các mẫu trầm tích biển. Theo phân tích địa hóa của các mẫu này thì các sinh vật phù du đã phát triển trong một môi trường ngày càng lạnh hơn trong vài thập kỷ qua. Điều này khiến các nhà khoa học kết luận rằng nhiệt độ của nước bề mặt đã được giảm thiểu - lạnh hơn.

 

Tuy nhiên theo những phát hiện mới, các nhà hải dương học đã đưa ra một lời giải thích khác:Tín hiệu nhiệt phát ra từ những dữ liệu paleoclimatic là do sự di cư của sinh vật phù du xuống dưới biển sâu, điều này trái ngược lại tất cả, vì bề mặt nước đại dương đang trở nên ấm hơn!

 

BẢO TRANG tmt ( Theo Sciencedaily)