Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Ngành Ngêu Bến Tre nhận chứng nhận MSC vào năm 2009.
Một số công ty trong số đó đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) và của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thuỷ sản (ASC), những tổ chức cấp nhãn sinh thái và chứng nhận có uy tín nhất đối với đánh bắt thuỷ sản trong tự nhiên và trong nuôi trồng thuỷ sản.
“Là một đầu bếp của công chúng và chủ nhà hàng, tôi có điều kiện đặc biệt để giúp các nhà nhập khẩu thuỷ hải sản và khách hàng hiểu được sự lựa chọn của họ có thể tác động tích cực đến sự chuyển đổi của ngành công nghiệp thuỷ sản như thế nào.” ông Bobby Chinn cho biết.
Đây là một trong những hoạt động WWF đang tiến hành với đầu bếp Bobby Chin, người thực hiện chương trình World Café trên kênh ẩm thực nổi tiếng Discovery TLC, để thúc đẩy sản xuất, thương mại và tiêu thụ các sản phẩm thuỷ hải sản bền vững, thông qua đó giải quyết vấn đề tài nguyên thuỷ sản hiện đang bị suy giảm nhanh chóng tại khu vực Tam giác San hô – khu vực thuộc châu Á Thái Bình Dương, một trong những nơi có mật độ cá rạn san hô nhiều nhất trên hành tinh và rất nhiều trong số loài cá được đánh bắt tại đây được xuất khẩu sang Việt Nam.
Nguồn thuỷ sản suy giảm
Phương thức đánh bắt không bền vững đã gây ra nhiều áp lực cho tài nguyên biển trong khu vực, đặc biệt là do nhu cầu về thuỷ hải sản gia tăng trên toàn thế giới. Các phương pháp đánh bắt tận diện hiện nay vẫn đang nở rộ tại một số quốc gia châu Á Thái Bình Dương, dẫn tới phá huỷ nhanh chóng các hệ sinh thái rạn san hô.
“Nếu không có những biện pháp chuyển đổi ngay lập tức từ các công ty đánh bắt, các nhà nhập khẩu thuỷ hải sản và từ phía người tiêu thụ, nguồn cá sẽ tiếp tục suy giảm và chúng ta có thể sẽ không còn đủ nguồn thuỷ hải sản trong tương lai gần để đảm bảo sinh kế và nguồn thực phẩm của chúng ta.” Ông Ngô Tiến Chương, Điều phối viên chương trình Nuôi trồng Thuỷ sản của WWF-Việt Nam cho biết.
Cải thiện nghề thuỷ sản
WWF đang làm việc với các lĩnh vực tư nhân và công chúng để giúp cải thiện nghề thuỷ sản thông qua các dự án cải thiện nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Các dự án này hỗ trợ ngành thuỷ sản áp dụng các biện pháp quản lý tốt hơn, hướng tới đạt chứng nhận MSC và ASC.
Tại Việt Nam, WWF đã giúp ngành nuôi Nghêu tại Bến Tre trở thành ngành đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chứng nhận MSC năm 2009. Sau khi đạt chứng nhận, giá xuất khẩu của nghêu Bến Tre đã tăng 50%.
Cùng với mục tiêu của chính phủ hướng tới sản xuất cá tra có trách nhiệm, WWF đã hợp tác cùng với các công ty xuất khẩu cá tra và giúp ngành công nghiệp đạt được mục tiêu đầu tiên: 10% tổng sản phẩm cá tra năm 2012 đạt chứng nhận ASC. Cuối năm nay, dự kiến sẽ có thêm 15% sản phẩm đạt chứng nhận.
Hai sản phẩm thuỷ sản đạt chứng nhận bền vững này sẽ có mặt trong thực đơn của Bobby Chin.
Bà Trần Thu Nga, Chủ tịch Hội Nghề cá Bến Tre chia sẻ: “Đây là một mô hình mới và chúng tôi hy vọng nó sẽ được nhân rộng cho những ngành nghề khác tại Việt Nam. Thành công của mô hình sẽ giúp các ngành công nghiệp của Việt Nam, đặc biệt ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản, tiến nhanh hơn trên con đường hướng tới sản xuất bền vững.”
“Mọi người cần hiểu hơn về mối liên hệ trực tiếp giữa món hải sản mà họ tiêu thụ với tình trạng nguồn tài nguyên biển.” ông Bobby Chinn giải thích “Tôi hy vọng rằng thông qua những nỗ lực hợp tác như thế này, chúng ta có thể tác động rộng hơn lên cách mọi người lựa chọn thuỷ hải sản.”
Tam giác San hô – một vùng biển trải dài khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm vùng biển của In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Papua New Guine, Phi-lip-pin, quần đảo Solomon và Timor-Leste. Khu vực này là ngôi nhà của khoảng 37% loài cá rạn san hô trên thế giới và cho 30% sản lượng cá thu đánh bắt trên toàn cầu. Việt Nam kết nối với Tam giác San hô cả về mặt địa lý và kinh tế. Cá thu và các loài cá khác được đánh bắt tại Việt Nam cũng có thể tìm thấy tại các quốc gia khác trong khu vực Tam giác san hô và ngược lại. Một số loài cá được đánh bắt tại khu vực Tam giác san hô được xuất khẩu sang Việt Nam, nơi chúng được chế biến và tiêu thụ.