Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Các nhà khoa học Úc lần đầu tiên chụp được các loài sinh vật biển kỳ lạ bằng camera ở độ sâu hàng trăm mét dưới mặt biển, tại khu rặng san hô Great Barrier Reef.
Các nhà nghiên cứu từ Viện Não Queensland sử dụng camera đặt dưới lòng biển, ở độ sâu 1400m dưới mặt nước biển, với điều khiển từ xa.
Giáo sư Justin Marshall cho biết họ đã chụp được ảnh những con cá mập sáu mang, cá vây chân (trong ảnh), cá dầu… và rất nhiều sinh vật biển khác chưa được xác định.
Dự án, mang tên Deep Australia, sử dụng các loại camera đặc biệt chụp trong điều kiện ánh sáng thấp. Đây là lần đầu tiên dự án này được triển khai tại Úc
Giáo sư Marshall cho biết khu Osprey Reef là một phần của Khu Bảo tồn San hô Biển “có tầm quan trọng đặc biệt”.
Ông nói: "Chúng tôi đơn giản không biết các sinh vật nào sống dưới đó, và các camera của chúng tôi giờ đây có thể ghi lại sự sống cùng những hành vi tại sinh quyển lớn nhất ở Úc, là biển sâu”.
Các nhà khoa học nói công việc nghiên cứu trở nên cấp thiết hơn sau các vụ tràn dầu gần đây, ảnh hưởng tới khu Great Barrier Reef, và do tác động của tình trạng ấm nóng toàn cầu.
Giáo sư Marshall nói các camera này giờ sẽ được gửi sang Vịnh Mexico, nơi xảy ra thảm họa tràn dầu lớn, để theo dõi tác động đối với đời sống đại dương tại đó.