Tin môi trường - Cổng thông tin về môi trường Việt Nam

Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn

Nghiên cứu mới đoán trước sự thay đổi của khí hậu

(11:32:28 AM 14/10/2013)
(Tin Môi Trường) - Thành phố New York và Washington DC cũng sẽ hứng chịu một sự biến đổi khí hậu hoàn toàn vào năm 2047 (có thể tăng hoặc giảm trong 5 năm). Cho nên trong vòng 35 năm, ngay cả những tháng lạnh nhất ở vùng bờ biển phía đông sẽ ấm hơn 150 năm về trước.


Manokwari, Indonesia là một trong những nơi đang đối mặt với “hiểm họa khí hậu” trong vài thập niên tới. Ảnh:  Maartje, Hollandse Hoogte/ Redux

 

Trong 7 năm nữa, cư dân bang New Guinea (Mỹ) có thể sẽ sống trong một thế giới xa lạ, nơi mà khí hậu sẽ hoàn toàn khác biệt. Một cuộc phân tích mới được đăng trên tờ Nature cho thấy trước năm 2020, bang New Guinea sẽ lần đầu tiên có một sự biến đổi khí hậu lâu dài, nhiều hơn là một sự đa dạng mang tính lịch sử và sự khắc nghiệt của khí hậu trong một thời gian ngắn.

 

Nói đơn giản hơn thì năm lạnh nhất của bang New Guina sau năm 2020 sẽ “ấm” hơn năm nóng nhất mà người dân ở đây đã phải chịu đựng.

 

Một cuộc phân tích mang tầm quốc tế cũng tiên đoán rằng khí thải do hiệu ứng nhà kính sẽ tiếp tục tăng ở mức đáng lo ngại. Thành phố New York và Washington DC cũng sẽ hứng chịu một sự biến đổi khí hậu hoàn toàn vào năm 2047 (có thể tăng hoặc giảm trong 5 năm). Cho nên trong vòng 35 năm, ngay cả những tháng lạnh nhất ở vùng bờ biển phía đông sẽ ấm hơn 150 năm về trước.

 

“Chúng ta sẽ cung cấp một số liệu mới khi luồng biến đổi khí hậu đang đến ảnh hưởng tới môi trường, một cuộc biến đổi mà chúng ta chưa từng được chứng kiến”, Camilo Mora, dẫn đầu đoàn nghiên cứu của trường Đại Học Hawaii trả lời phỏng vấn: “Đó là khi năm lạnh nhất trong tương lai ấm hơn năm nóng nhất trong quá khứ”.

 

Tác giả của các bài nghiên cứu ám chỉ số liệu mới này là do sự biến đổi khí hậu.

 

Sau khi thu thập dữ liệu từ 39 quốc gia khác nhau, Mora và các thành viên khác trong đội đã xây dựng một lịch trình của những cuộc biến đổi khí hậu trên bất cứ khu vực nào trên thế giới. Cùng với cuộc nghiên cứu của họ, Mora và đồng nghiệp cho xuất bản một bản đồ giao thoa mà cho phép người sử dụng tìm thấy thời gian diễn ra biến đổi khí hậu ở bất cứ đâu trên trái đất.

 

Thời điểm diễn ra biến đổi khí hậu

 

Bảng mục lục gồm những dữ liệu về khí hậu từ năm 1860 đến năm 2005 để tìm được thời điểm chính xác xảy ra biến đổi khí hậu; sau đó xem xét kỹ những đề án từ 39 kiểu khí hậu để tìm chính xác năm, đặc trưng cho từng địa điểm trên bản đồ thế giới, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột bên ngoài những giới hạn mang tính lịch sử này.

 

Cuộc nghiên cứu đã thực hiện hai đề án:Một “viễn cảnh lạc quan”, Mora nói, diễn tả một sự giảm thiểu mạnh của khí CO2, có dự tính trước và một đề án về một “viễn cảnh bi quan” về sự tăng mạnh không gì ngăn được bởi những Hội nghị về khí hậu thế giới hay những chính sách đối nội ở các nước phát triển (những cuộc hội nghị gần đây đều nói về “viễn cảnh bi quan” này).

 

Đại dương đã chết

 

Cùng với những dữ liệu về khí hậu, các nhà khoa học đã cho ra đời lịch trình của các cuộc biến đổi khí hậu cho những vùng biển không có gió thường xuyên, bao gồm lượng nước bốc hơi, lượng mưa, nhiệt độ và lượng axit trên bề mặt của đại dương.

 

Các tính toán về độ pH cho ra kết quả thật bất ngờ. Mora và đội của anh phát hiện ra lượng axit của nước biển năm 2008 (gần như 3 năm)  đã vượt quá ngưỡng cho phép. (Một cuộc nghiên cứu nhỏ của các nhà nghiên cứu của trường Đại Học Oxford gần đây nói rằng tốc độ axit hóa diễn ra mạnh nhất trong 300 triệu năm qua.

 

Những vùng có vĩ độ thấp hơn lần đầu tiên vượt qua tiêu chuẩn

 

Những nhà khoa học về khí hậu thường chỉ ra vùng địa cực là những vùng có sự thay đổi khí hậu đặc trưng nhất, bởi sự thay đổi vật lý ở những vùng có vĩ độ cao hơn rất đột ngột và nhiệt độ cũng tăng nhanh nhiều và mạnh nhất.

 

Nhưng theo Mora, trọng tâm của sự thay đổi hoàn toàn và bất ngờ này ở địa cực là một bức tranh chưa hoàn thiện. “Thật ra nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng vùng nhiệt đới (không phải vùng địa cực) mới đang diễn ra những kiểu khí hậu đầu tiên này. Tại sao lại như vậy? Mora giải thích rằng vùng nhiệt đới hầu hết có rất ít sự thay đổi khí hậu từ năm này sang năm khác; ngược lại, Artic và Antartic dễ bị ảnh hưởng bởi những khắc nghiệt về khí hậu mang quy mô lớn hơn.

 

Mora ám chỉ điều này như một kiểu của “thảm họa kép” về sự biến đổi khí hậu. “Sự thay đổi hoàn toàn lớn nhất đang diễn ra ở những vùng có vĩ độ cao hơn”, anh ấy nói, nhưng sự tăng nhiệt độ đột ngột này không hoàn toàn phá vỡ giới hạn của những khắc nghiệt khí hậu mang tính lịch sử này. “Những kiểu khí hậu chưa từng có đang diễn ra nhanh hơn ở những vùng nhiệt đới”.

 

Trung bình thì những vùng nhiệt đới sẽ diễn ra sự biến đổi khí hậu sớm hơn 15 năm so với những vùng khác trên thế giới. Tất cả các vùng mà sự ảnh hưởng sẽ diễn ra sớm nhất, ví dụ như dưới vạch ranh giới, New Guinea vào năm 2020, Jamaica vào năm 2023, Equatorial Guinea vào năm 2024- đều là những nơi có vĩ độ thấp hơn.

 

Mora đã nói rằng, điều này chỉ đặc biệt gây rắc rối vì vài nguyên nhân. Đầu tiên, vùng nhiệt đới nổi tiếng về đa dạng sinh vật nhất trên trái đất, anh nói: “Những loài đã thích ứng được với một môi trường ổn định và vì vậy chỉ những thay đổi nhỏ thôi cũng dễ dàng vượt quá sức chịu đựng của những loài động vật nhỏ”. Những nghiên cứu trong quá khứ đã cho thấy rằng các loài sinh vật nhiệt đới như san hô đang bị đẩy lên giới hạn môi trường của chúng.

 

Thứ hai, bởi vì dân số thế giới chỉ tập trung ở vùng nhiệt đới nên những kiểu khí hậu mới sẽ ảnh hưởng đến vùng này ở mức độ nhiều hơn.

 

Đồng nghiên cứu với Mora- Ryan Longman, cũng đến từ Đại Học Hawaii, chỉ ra rằng những nước đầu tiên bị ảnh hưởng bởi những kiểu khí hậu mới có khả năng kinh tế quá thấp để chống lại sự biến đổi khí hậu này”, Longman thêm vào, “trớ trêu thay, đó là những quốc gia ít có trách nhiệm với biến đổi khí hậu nhất”.

Ước tính thời điểm diễn ra biến đổi khí hậu toàn cầu này là vào năm 2047, dựa vào một mô hình khí hậu không có gì là lạc quan (đặt thành phố New York và Wangshington, D.C – cũng như as Ankara, Turkey, and Kampala, Uganda ở chế độ trung gian toàn cầu). Nếu khí thải của hiệu ứng nhà kính ổn định ở mức mà Mora cho là “lạc quan” (khí CO2 chiếm 538/1000000 không khí), mức trung bình giảm xuống vào năm 2069 nhưng cư dân bang New Guina vẫn phải hứng chịu sự biến đổi khí hậu trong năm 2025.

 

Dù cách nào đi nữa, tác giả của những cuộc nghiên cứu cho rằng sự biến đổi khí hậu  vào những thời điểm trong tương lai gần là điều không thể tránh khỏi. “ Chúng tôi mong rằng cuộc phân tích này sẽ gửi đến một thông điệp rằng sẽ có một sự biến đổi khí hậu và sự biến đổi đó sẽ diễn ra sớm thôi”, Abby Frazier, đồng tác giả nói.

BẢO TRANG tmt