Trong số những phát hiện thú vị được tìm thấy dọc bờ Tây Nam Ấn Độ có loài cá miệng rộng với hàm như sinh vật “ngoài hành tinh”. Các phát hiện từ chuyến thám hiểm vùng biển Tây Nam Ấn Độ trên Ấn Độ Dương và Đông Scotia gần Nam cực.
Sự đa dạng sinh học được tìm thấy dưới đáy đại dương liên tiếp tạo bất ngờ cho các nhà khoa học, điển hình như loại san hô Paragorgia dưới đây. Giáo sư Alex Rogers đến từ Đại học Oxford - nhà nghiên cứu chính trong cuộc thám hiểm cho biết: “Đây là hệ sinh thái lớn nhất thế giới nhưng phần lớn vẫn chưa lấy mẫu vật hoặc thậm chí không quan sát được”.
Một trong những sinh vật đáng chú ý mà đoàn thám hiểm gặp phải là loài cóc biển ảo giác với màu sắc sặc sỡ.
Giáo sư Rogers là một cố vấn khoa học cho Ủy ban Đại dương toàn cầu (Global Ocean Commission), nhiệm vụ xây dựng các khuyến nghị cho chính phủ làm thế nào để bảo tồn đại dương. Bảo vệ cuộc sống của những sinh vật sâu lòng đại dương, như loài cá ăn thịt dài 1 mét có tên khoa học Alepisaurus brevirostris này là ưu tiên hàng đầu.
Những sinh vật sống ở độ sâu như vậy thường phát triển những tính năng đặc biệt phù hợp với môi trường sống của chúng. Cá Trachipterus này có đôi mắt đặc biệt lớn để dò tìm con mồi trong vùng tối của đáy biển nơi đây.
Hình ảnh cuối cùng là của một con cá lanternfish nằm bên trong một loài cá không xương có tên Salp. Đây là những sinh vật dạng keo đóng vai trò trong chu kỳ cacbon. Khi chết, cơ thể có chứa cacbon của chúng sẽ chìm xuống đáy đại dương. Con cá Salp này có lẽ đã ăn con Lanternfish ngay trước khi chết.