Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Kỹ năng cần thiết khi phỏng vấn-Ảnh minh họa IE
Những kĩ năng cần thiết trước khi gặp nhà quản trị
• Không đến trễ - việc này sẽ giúp bạn giảm bớt những căng thẳng, tốt nhất bạn nên đến sớm khoảng 5 – 10 phút.
• Nhìn thẳng – Khi nói chuyện hay trả lời những câu hỏi của người phỏng vấn, bạn nên nhìn thẳng vào mắt họ, thậm chí cũng nên nhìn thẳng như vậy với những người khác trong phòng.
• Lắng nghe – Không nên ngắt lời nhà tuyển dụng và nếu bạn không hiểu rõ câu hỏi, hãy yêu cầu nhà tuyển dụng nhắc lại.
• Hãy thân thiện và luôn nở nụ cười – Không phải lúc nào bạn cũng cười với mọi người nhưng hãy để cho mọi người thấy bạn là một người thân thiện và biết cư xử lịch thiệp.
• Trả lời ngắn gọn - Chỉ trả lời vào những điểm chính cần nhấn mạnh và không nên nói chuyện dông dài. Nhưng cũng không có nghĩa là bạn chỉ trả lời “có” hoặc “không” những câu hỏi của nhà tuyển dụng.
• Trả lời những câu hỏi tiêu cực một cách tích cực – Bạn nên nhớ là không được nói xấu hay nói những điều không tốt về những người chủ cũ của mình.
Nhà tuyển dụng quan tâm đến điều gì?
Thông trường các nhà tuyển dụng hay tìm kiếm những ứng viên sau đây:
• Trung thực và liêm chính – Bạn không nên nói dối (thường là tô vẽ thêm) về những kinh nghiệm hay thành tích của mình.
• Khả năng truyền đạt tốt – Trả lời các câu hỏi thật rõ ràng, thể hiện những câu trả lời của bạn sao cho thật khéo.
• Một ứng viên thích hợp – Nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những người có thể làm việc và phù hợp với văn hóa của họ .
Nhà tuyển dụng hay hỏi những câu gì?
Bạn sẽ nhận được một loạt các câu hỏi, những câu trả lời của bạn cho các câu hỏi này sẽ cho thấy mức độ thích hợp của bạn với công ty và công việc sắp tới. Đó thường là những câu hỏi sau đây?
• Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
• Tại sao bạn rời bỏ công việc hiện tại?
• Mục tiêu lâu dài của bạn?
• Bạn có nghĩ rằng mình phù hợp với vị trí này?
• Thế mạnh của bạn là gì?
• Điểm yếu của bạn?
• Có thể cho tôi biết những khó khăn mà bạn đang gặp phải?
• Những lúc rảnh rỗi bạn hay làm gì?
Và bạn nên hỏi những câu gì?
Thông thường khi đi phỏng vấn, bạn sẽ có cơ hội để đặt câu hỏi cho những người phỏng vấn. Đây cũng là lúc nhà tuyển dụng “đo” những giá trị mà bạn có đang ở mức nào. Bạn nên đặt những câu hỏi dạng như:
• Anh (chị) có thể cho tôi biết văn hóa của công ty mình như thế nào không?
• Làm việc lâu dài ở đây sẽ cho tôi những cơ hội cho nghề nghiệp nào?
• Sẽ có những thách thức nào khi tôi đảm nhiệm vai trò này?
• Vui lòng cho tôi biết chính sách đào tạo, huấn luyện của công ty mình?
Phỏng vấn lần hai
Nếu bạn nhận được thông báo chuẩn bị cho lần phỏng vấn tiếp theo, nghĩa là bạn đang có cơ hội rất lớn. Hãy làm tốt như những gì bạn đã làm ở lần phỏng vấn đầu tiên của mình nhé.
Một số người được yêu cầu đến phỏng vấn lần thứ hai (thậm chí là phỏng vấn thứ ba) bởi vì nhà tuyển dụng thấy rằng họ còn thêm một số thông tin về bạn, hoặc trao đổi thêm với bạn một số điều để xem khả năng đáp ứng của bạn với công việc như thế nào – trước khi họ đưa ra quyết định cuối cùng.
Những câu hỏi có thể tương tự như người hỏi câu mà ở lần đầu tiên họ (hoặc một người khác) đã hỏi, nhưng thường những câu hỏi trong những lần thứ hai, hay thứ ba chú trọng đến những vấn đề cụ thể về vai trò, trách nhiệm của bạn.. Nói chung là những vấn đề cụ thể về công việc của bạn sắp tới.