Tin Môi Trường- Tin nhanh về môi trường Việt Nam
Hotline: 091.5203050 - 091.5203070
Email: tinmoitruong@tinmoitruong.com
Website: tinmoitruong.com.vn
Một con kỳ nhông khổng lồ Nhật Bản tại sở thú San Antonio- Ảnh:Joel Sartore
Kỳ nhông khổng lồ Nhật Bản là một trong những loài lớn nhất của loài này trên thế giới: gồm các vết lốm đốm, khá nhầy, và hóa thạch sống đã thay đổi rất ít trong hàng triệu năm .
Đây là loài ăn đêm với thức ăn chủ yếu là thủy sản , các con kỳ nhông này hiếm khi được nhìn thấy. Chúng ẩn nấp trong suối mát, trong núi và chân núi . Mặc dù trước đây, chúng được xem như thực phẩm, nhưng hiện tại là loài được bảo vệ tại Nhật Bản.
Săn bắn , ô nhiễm, và việc xây các đập sông đã làm cho tình trạng bảo tồn của chúng ở mức "gần bị đe dọa", nhưng hiện tại một trung tâm thiên nhiên cho biết họ đã có những tiến triển trong chăn nuôi các loài kỳ nhông khổng lồ .
"Mặc dù đây là lần nuôi sinh sản thứ hai ở Nhật Bản, nhưng lại là lần đầu tiên kỳ nhông được nuôi trong bể kính". Akihiro Ito của Bảo tàng Thiên nhiên Hanzake của Mizuho ở quận Shimane cho biết: "Chúng tôi đã phải tốn 5 năm để làm điều này."
Thách thức chăn nuôi
Các sinh vật này được biết đến với cái tên địa phương: Hankaze.Chúng sinh sản bằng thụ tinh bên ngoài. Sau những trận chiến quyết liệt với những con khác, con đực sẽ thụ tinh với con cái và đẻ ra hàng trăm trứng. Các con đực này sau đó sẽ bảo vệ các ấu trùng phát triển với vai trò như một người giữ tổ.
Nhưng kỳ nhông khổng lồ thường không phát triển mạnh trong điều kiện nuôi nhốt , vì vậy các môi trường nhân tạo này phải hoàn hảo. Với sự tư vấn của Sở thú Asa ở Hiroshima, nơi cũng đã quản lý nuôi dưỡng kỳ nhông. Các bảo tàng thiên nhiên được sử dụng nước ngầm điều chỉnh độ axit và kiểm soát nhiệt độ, ánh sáng, không khí trong môi trường sinh sống của kỳ nhông.
Các nhân viên đặt hai con đực và ba con cái vào bể, trong đó có một hang duy nhất. Đầu tiên, mọi việc đều không xảy ra khá suôn sẻ. Một con đực muốn chiếm hang sẽ tấn công con còn lại và trong một trường hợp khác, một con cái đã bị đánh tơi tả.
Sau sự kết hợp khác nhau của các con đực và cái trong bồn chứa. Cuối cùng Daigoro và Sachiko đã hòa hợp được môi trường sống của chúng và 500 trứng đã được thụ tinh.
"Khi biết được về điều kiện cần thiết và làm thế nào mà loài kỳ nhông khổng lồ có thể giao phối giúp chúng ta bảo tồn chúng tốt hơn trong tự nhiên", Tim Johnson , một người đam mê nghiên cứu kỳ nhông vùng núi tại trụ sở Tokyo.
"Các con sông đã được sửa đổi trong những thập kỷ gần đây. Điều này gây khó khăn cho chúng bơi lên thượng nguồn để sinh sản".
Chúc mừng cho các ông bố, bà mẹ kỳ nhông khổng lồ mới, chúng ta sẽ quan sát xem chúng sẽ làm gì với con của mình.